Wake Island, Hòn Ðảo Lưu Ðầy
*
Suốt mấy tuần lễ nay, ban đêm cũng như ban ngày, thảm cảnh "nước mất nhà tan" hồi Tháng Tư Đen năm 1975 --- súng nổ, người chết; Cộng Sản tiến quân, dân chúng VN chạy tán loạn --- vẫn liên tục, thay phiên nhau ám ảnh, khiến Bình buồn thảm khôn nguôi. Cuộc đời biến đổi đột ngột và đau thương chưa từng thấy. "Mới ngày nào", hàng triệu người đang sống yên vui. Đến nay, gia đình tan nát. Con mất cha, vợ mất chồng. Anh chị em mỗi người một ngả. Thân phận người Chiến Sĩ Cộng Hoà như Bình, "mới ngày nào" cùng Tuấn, cùng các chiến hữu Không Quân, còn tung hoành trên vùng trời lửa đạn. Ai ngờ hôm nay, anh trở thành kẻ vong quốc, đi tỵ nạn ở nơi "xứ lạ quê người", đêm đêm nằm ngủ dưới mái hiên của "căn nhà hoang" trên đảo Wake.
Đúng nghĩa là kẻ không nhà. Đêm nay cũng như mấy đêm trước, mỗi lần Bình thức giấc lại thêm một lần, thảm cảnh "bể dâu" hiện ra trong ký ức của anh. Bình nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác, không thể nào ngủ được. Khi thì anh mường tượng đến vẻ mặt thiểu não của Thảo và bé Hạnh ở Sài Gòn, bị công an Việt Cộng áp ức, hạch hỏi đủ điều. Khi thì anh nghĩ đến nỗi khổ đau của Diễm Hiền tay ẵm con thơ, mỏi mòn trông chờ Tuấn trở về, hết ngày này qua ngày khác, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Đêm hôm trước, vừa mới nhắm mắt ngủ được khoảng dăm phút, Bình gặp cơn ác mộng: Chiếc UH của Tuấn, khi bay vào không phận Sài Gòn bị VC bắn lên tới tấp. Phi cơ bị trúng đạn rồi phát hoả, cháy đỏ rực như bó đuốc từ trên không trung rơi xuống. Sau cơn ác mộng, Bình lại càng cảm thấy lo ngại cho người bạn xấu số.
Bây giờ, chỉ có Trời mới biết được thân phận của Tuấn ra sao? Tuấn bị VC bắt giam ở đâu? Hay anh đã bị chúng bắn hạ cùng với chiếc UH khi bay vào không phận Sài Gòn chiều ngày 30-4-1975?
"Đó chỉ là giả thuyết". Bình thầm nghĩ như thế để xua đuổi nỗi lo âu sau cơn ác mộng. Thế nhưng, khi nhìn vào cuộc sống của chính bản thân mình, Bình lại còn cảm thấy bi quan hơn. Anh tự hỏi, trong quãng đời còn lại, sống trên "đất khách quê người", ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác biệt, trong túi không có một xu, cuộc sống sẽ ra sao? Biết đến bao giờ Bình mới quên được mối "hận sầu vong quốc"? Thu Mai cùng cô Hằng, cô Hương và cậu Thiện cũng nhìn thấy tương lai đen tối như thế. Nên mỗi khi bàn chuyện với nhau, người nào cũng "than vắn thở dài".
Vì bi quan như thế, nên mấy tuần lễ trước đây, khi đi trên chuyến tàu Green Board, gặp bé Kim sa vào thảm cảnh đoạn trường, Bình và Thu Mai không dám rủ cô bé đi theo gia đình mình. Bây giờ trên đảo Wake, hai người đều có ý ân hận. Trong phần đời còn lại, Bình không bao giờ quên được thảm cảnh của bé Kim, của Tuấn, của những người đồng cảnh khi "nước mất nhà tan"!
Đêm nay, tâm trạng Bình không khác mấy đêm trước. Anh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác. Nhìn đồng hồ đeo trên tay, gần 3 giờ sáng rồi mà anh vẫn không ngủ được. Bình đứng dậy, đi băng qua con đường nhựa, rồi xuyên qua kẻ hở của bức tường bê-tông, để ra bờ biển. Nhìn hàng trăm tảng bê-tông, được dựng thẳng đứng, cao gần bằng mái nhà, nối tiếp nhau, chạy dọc theo bờ biển, Bình hiểu là bức tường này được dựng lên để ngăn chặn bão tố --- "tấn công" vào hòn đảo nhỏ bé.
Chỉ mất vài phút đồng hồ, từ căn nhà tạm trú, Bình đã đi đến bờ biển. Dưới ánh trăng thanh, có gió mát, có tiếng sóng biển kêu lõm bõm, Bình thẫn thờ đi dọc theo bãi biển như kẻ mộng du. Nhìn những làn sóng bạc đầu trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng lấp lánh, Bình nhớ đến bãi biển Vũng Tàu và bãi biển Nha Trang. Anh dừng chân, đứng trên bãi cát, đăm chiêu nhìn về phía Tây: Ở nơi chân trời mịt mờ, xa thẳm, là bờ biển VN. Bình lẩm bẩm tự hỏi, biết đến bao giờ, VN mới thoát khỏi thảm hoạ Cộng Sản để anh trở về sống dưới mái nhà xưa?
Trong tâm trạng ấy, Thu Mai cũng như Hằng, Hương và Thiện, từ khi xa cha mẹ đến nay, lúc nào cũng ủ rũ như những kẻ không hồn. Bình còn nhớ chuyến bay từ Subic Bay đến đảo Wake, Thu Mai vừa bước lên phi cơ, vừa lau nước mắt. Nàng hiểu rằng, mỗi lần di chuyển như thế, lại thêm một lần, đi sâu vào con đường "nghìn trùng xa cách"! Ở nơi "xứ lạ quê người", biết đến bao giờ Thu Mai mới gặp lại cha mẹ và chị em?
Thật ra, gia đình Thu Mai ở Thị Nghè, sa vào thảm cảnh ly tán, không phải là trường hợp duy nhất. Đó chỉ là trường hợp điển hình. Qua bản tin của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" phổ biến chiều hôm qua, Bình thầm hỏi, có bao nhiêu gia đình ly tán trong "Tháng Tư Đen" năm 1975 vừa rồi? Vì bản tin chỉ cho biết, tổng kết đến cuối tháng 5 vừa qua, có gần nửa triệu người Việt đi tỵ nạn Cộng Sản. Con số này càng ngày càng gia tăng và chắc chắn trong vài năm tới, sau khi "nếm mùi Cộng Sản", sẽ có hàng triệu người đi vượt biên, vượt biển.
Hiện thời, nửa triệu người tỵ nạn, liên tục được tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đi Mỹ cứu giúp và lần lượt, được chuyển đến tạm trú ở đảo Guam, đảo Wake, trong trại Pendleton và trại Fort Chaffee. Bình còn được biết, nhiều nước khác --- như Anh, Pháp, Canada và Úc --- cũng cử đại diện đến đảo Guam, để đón nhận người VN tỵ nạn vào nước họ, "làm lại cuộc đời".
Ở đảo Wake, có khoảng 3 ngàn người tỵ nạn, tạm trú trong những căn nhà bỏ hoang --- trước kia là khu gia binh của Hải Quân Hoa Kỳ. Mỗi người được "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cấp cho tấm thẻ mầu để đi ăn ở nhà ăn "Xanh, Đỏ, Trắng” hay “Vàng”, tuỳ theo khu tạm trú. Đồng thời, cứ khoảng mươi người, lại có thêm cuốn sổ lãnh vật liệu -- thường dùng hàng ngày.
Theo ước đoán sơ khởi của nhân viên Sở Di Trú, trong 3 ngàn người tỵ nạn trên đảo Wake, có khoảng 10 % là nhân viên làm sở Mỹ; 30% là Quân Nhân, hoặc công chức VN Cộng Hoà; 55% là dân chài lưới và 5% là thương gia, hay tư chức. Trong mấy ngày đầu, tất cả người tỵ nạn đều phải kê khai lý lịch. Sở Di Trú Mỹ cứu xét từng hồ sơ để cấp giấy cho người tỵ nạn vào Mỹ. Ưu tiên 1 là thân nhân của người Mỹ. Ưu tiên 2 là nhân viên làm sở Mỹ. Ưu tiên 3 là Sĩ Quan và công chức VNCH từ cấp Trưởng Phòng trở lên.
Đại đa số dân tỵ nạn đều có thân nhân --- cha mẹ, vợ con, hoặc anh chị em --- bị thất lạc, hay còn kẹt ở lại VN. Ban ngày, họ tụ họp từng toán năm ba người, kể lể tâm tình cho nhau nghe, rồi sụt sùi khóc than trước thảm cảnh gia đình ly tán. Ban đêm, họ nằm la liệt, ngủ trên sàn nhà, trong nhà bếp, ở dưới mái hiên, hay bên gốc cây trên bãi cát.
Trong trại tạm trú này, nhiều người tỵ nạn bị mất trí. Kẻ thì đi lang thang quanh đảo, gọi tên thân nhân. Người thì đứng bên bờ biển, nói lảm nhảm cho đến khi mệt mỏi thì nằm co ro trên bãi cát, ôm mặt sụt sùi khóc. Trong căn nhà Bình tạm trú, có ông Đại Uý Hải Quân "mát giây" khá nặng. Ông tự ý viết "bản cáo trạng", kết tội bản thân ông, rồi đem dán ở trước cửa nhà tạm trú: "Bỏ con là bất nhân. Bỏ vợ là bất nghĩa".
Nhưng thật sự, ông đâu có ý "bỏ vợ bỏ con". Mấy hôm trước, ông kể lại rằng, trưa ngày 30-4-1975, đơn vị của ông đang hành quân ở Vùng IV thì bất ngờ được "lệnh giải tán ". Ai muốn về quê, đoàn tụ với gia đình hay đi đâu lánh nạn thì đi. Nhiều người như ông, không biết làm cách nào để trở về nhà, vì tất cả các ngả đường đều bị VC gài mìn, hay "đóng chốt". Trong lúc bí thế, ông không còn biết làm cách nào hơn, bèn đi theo chiếc sà lan ra ngoài biển, rồi được Hải Quân Mỹ cứu vớt...
Hiển nhiên, trường hợp của ông không phải là trường hợp duy nhất. Vì trong ngày 30-4-1975, hàng trăm ngàn Quân Nhân đang tiếp tục chiến đấu thì ngỡ ngàng, nhận được lệnh "tan hàng". Trong lúc hoảng hốt, nhiều Quân Nhân bị "cuốn theo làn sóng tỵ nạn", thoát thân ra hải ngoại một mình trong khi "vợ dại con thơ" bị sa vào thảm hoạ Cộng Sản.
Gần gũi với Bình là Th/Tá Long, Th/Uý Quảng và nhiều chiến hữu khác ở Sư Đoàn III Không Quân. Trong lúc khẩn cấp, họ đã sử dụng phi cơ trực thăng bay ra ngoài biển, tìm tàu của Đệ Thất Hạm Đi. May mắn, họ được cứu thoát. Nhưng điều bất hạnh to lớn mà họ phải gánh chịu là vợ con bị kẹt lại ở quê nhà. Vì vậy, trên đảo Wake, có khoảng trăm người, đã xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" trở về VN.
"Anh Long à... Sau khi thoát thân sang đảo Wake, anh tự ý trở về VN vì tình thương yêu gia đình thúc đẩy, đó là điều hiếm quý. Nhưng mong anh suy nghĩ cho kỹ, khi về nhà, liệu VC có để anh yên vui với gia đình hay không? Tôi bảo đảm với anh là không. Anh hãy tin tôi, "thằng Bắc Kỳ di cư" này đã đau khổ với Cộng Sản, nên hiểu rõ bộ mặt "giả nhân giả nghĩa" của chúng.
Dĩ nhiên, khi được tin anh về, chị và các cháu vui mừng, nhưng vui mừng được bao lâu? Liệu có được vài tiếng đồng hồ hay không? Để rồi cả gia đình phải triền miên đau khổ khi anh bị đầy đoạ, hết năm này đến năm khác trong ngục tù Cộng Sản. Anh ạ, không còn sự chọn lựa nào hơn, anh nên chấp nhận, sống xa vợ con vài ba năm rồi sau đó, tuỳ cơ ứng biến!"
Bình hết lời can ngăn Th/Tá Long nhiều lần, nhưng ông Long vẫn nhất quyết, xin trở về VN. Thật ra, trong tình cảnh như thế, ai có thể gạt nước mắt, tiếp tục hành trình tỵ nạn? Nhưng liều mạng trở về VN, người nào sẽ được VC "cho phép" sống yên vui? Quả thật là tiến thoái lưỡng nan!
Ngoài 100 người ở đảo Wake, hiện nay trên đảo Guam có khoảng 1500 người cũng xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cung cấp phương tiện cho họ hồi hương! Trong thảm cảnh "nước mất nhà tan", ai cũng thông cảm nỗi khổ đau và tôn trọng quyền tự quyết của họ. Chỉ có điều đáng tiếc là trong số 1500 người ấy, có khoảng vài trăm người bị VC "nằm vùng" trong trại tỵ nạn xách động, biến thành công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản trên đảo Guam. Họ tham gia các cuộc biểu tình mang cờ VC, cùng những khẩu hiệu đề cao "Bác và Đảng", "hoan hô Cách Mạng thành công"... và "đả đảo đế quốc Mỹ cưỡng bách dân chúng VN đi theo khi thất trận"!
Quả là oái oăm và lố bịch! Oái oăm và lố bịch ngoài sức tưởng tượng của con người. Bình là chứng nhân. Hàng trăm ngàn người khác là chứng nhân. Không ai ép buc dân chúng VN đi tỵ nạn VC! Không ai xúi dục dân chúng VN bỏ nước ra đi. Sự thật, khi Cộng Sản đánh chiếm miền Nam, dân chúng hoảng sợ và không còn sự lựa chọn nào hơn thì phải bỏ nước ra đi lánh nạn --- dù gặp muôn vàn chông gai, nhưng vẫn còn hơn là kéo dài cuộc sống lầm than trong chế độ Việt Cộng!
Tuy nhiên, trong lúc sa vào thảm cảnh gia đình ly tán, nhiều người ở đảo Guam lầm tưởng, làm trò hề biểu tình như vậy, VC sẽ hài lòng. Khi trở về VN, họ sẽ được VC cho sống yên vui với gia đình! Nhưng chắc chắc, chuyện ấy sẽ không xẩy ra. Sau khi trở về VN, họ sẽ "ân hận ngàn thu" trong ngục tù VC!
Dù sao, những người trở về VN --- do tình cảm gia đình thúc đẩy --- đều là những người đáng thương. Hiển hiện, họ mang nặng lòng chung thủy. Ngược lại, trong biến cố lịch sử 30-4-1975, Bình đã chứng kiến, có nhiều kẻ đã lợi dụng cơ hi để bỏ vợ, bỏ con, mang người tình "đi tìm tự do"! Sự việc xẩy ra đúng như lời trong "bản cáo trạng" của ông Đ/Uý Hải Quân đã kết án: "bỏ con là bất nhân; bỏ vợ là bất nghĩa".
Điển hình là câu chuyện tình "thiên bất dung gian" của anh Cơ Phi --- nhân viên cơ khí --- làm cho hãng Air America ở VN. Bình còn nhớ, hồi đầu tháng vừa rồi, anh ta cùng người tình, từ tàu Green Board chuyển sang tàu American Racer. Không ngờ "trời xui đất khiến", anh ta gặp lại người vợ và hai đứa con thơ, ngồi ở trên boong tàu từ chiều hôm trước! Sau mấy tiếng đồng hồ "im lặng là vàng", sóng gío ghen tuông nổi lên làm "om xòm" cả boong tàu:
Người vợ, sau khi "bắt gặp quả tang" anh ta ngoại tình thì chửi bới thậm tệ. Còn người tình, khi biết rõ anh ta là kẻ gian dối --- đóng kịch "độc thân" để dụ dỗ cô nàng --- thì ôm mặt sụt sùi, than thân trách phận là bị lừa gạt.
Quả thật là "gieo gió gặp bão". Người vợ và người tình đều không muốn nhìn mặt anh ta nữa. Chỉ tội nghiệp hai đứa trẻ thơ. Khi gặp lại cha, chúng mừng rỡ mà không biết gia đình mình tan vỡ. Chúng thỏ thẻ, kể lại cho cha nghe, nào là cảnh sợ hãi Việt Cộng pháo kích, phải chạy trốn cùng với nhiều người khác bằng chiếc thuyền nhỏ bé. Nào là lúc say sóng, bị ói mửa khi chiếc ghe chạy ra ngoài khơi thị xã Vũng Tàu. Nỗi kinh hoàng kéo dài suốt nửa ngày, hai đứa trẻ thơ mới hoàn hồn khi được Hải Quân Mỹ cứu vớt. Sau nhiều lần di chuyển từ tàu nọ sang tàu kia thì "phúc đức", được gặp lại cha.
*
Bình vừa đi trên bãi biển vừa hồi tưởng, hết chuyện này đến chuyện khác. Lúc anh đi trở về khu tạm trú thì ở phía đông, mặt trời đang từ từ lên cao. Ánh bình minh dần dần lan rộng khắp nơi trên mặt biển. Bây giờ, Bình nhìn thấy rõ, dọc theo lối đi, có cả trăm xác đỉa chết, đen và to bằng cổ tay, nằm chết cong queo trên bãi biển. Anh rùng mình nhớ đến chuyện đỉa cắn khi đi trốn Cộng Sản vào Nam năm 1954.
Hồi ấy, để vượt qua mấy trạm gác của bọn công an Cộng Sản, gia đình Bình phải áp dụng chiến thuật "phân tán mỏng", đi từng người và giả dạng là dân quê đi "mò cua bắt ốc". Bình cũng phải đeo cái rỏ bằng tre trên vai, tay cầm cây gậy và đi băng qua mấy khu ruộng lúa hoặc những vũng sình lầy, có khi nước ngập lên đến đầu gối. Kết quả là cả nhà, ai cũng bị đỉa cắn chảy máu ở hai bên ống chân. Bình còn nhớ, loài đỉa này cũng đen như đỉa biển, nhưng chỉ nhỏ bằng con giun đất. Không ngờ 20 năm sau, khi đi lánh nạn Cộng Sản lần thứ 2, Bình lại gặp đìa --- nằm chết ngổn ngang bên lối đi.
Lúc đi gần đến căn nhà tạm trú, Bình nhìn thấy khói đang bốc lên, gần bụi cây bên bờ biển. Anh biết là Thu Mai đang ngồi, đốt giấy để đun nước nóng pha sữa cho Diễm và Phượng --- như mấy buổi sáng trước đây. Bình bước nhanh đến bên cạnh nàng.
- Anh đi đâu mà bây giờ mới thấy?
Bình mỉm cuời rồi nói khôi hài:
- "Ôi ta buồn, ta đi lang thang" lòng vòng trên bãi biển.
Thế rồi, hai người ngồi bên nhau, rì rầm nói chuyện. Trong khi Thu Mai liên tục, cầm giấy vụn cho vào "bếp lửa" thì Bình bẻ cành thông khô --- nhỏ như những que tăm --- giúp nàng có thêm "nhiên liệu". Gọi là "bếp lửa", nhưng sự thật là 3 hòn đá, to bằng nắm tay, được kê gần nhau. Bên trên là lon sữa bò chứa đầy nước. Bên dưới là giấy và cành cây thông, âm ỉ cháy.
Không lâu sau, khói bốc lên cao. Bình không ngờ, hai anh Quân Cảnh Mỹ --- thuộc đi tuần thám trên bãi biển --- hăm hở bước đến.
- Hello! What are you doing?
Anh Quân Cảnh hỏi Bình "đang làm gì"? Bình vừa chỉ tay vào lon nước, vừa trình bầy sự việc. Hiển hiện, đốt lửa trên bãi cát như vậy, không có gì nguy hiểm, hoặc trái với luật lệ trên đảo Wake. Nên hai anh Quân Cảnh nói "OK", rồi bỏ đi nơi khác.
Thật ra, "Ủy Ban Đặc Nhiệm" ở đảo Wake cấm không cho người tỵ nạn nấu ăn, hoặc đốt lửa, hoặc mang thực phẩm từ nhà ăn về khu tạm trú. Đó là điều hữu lý để ngăn ngừa hoả hoạn và giữ vệ sinh cho khu tạm trú. Chỉ tội nghiệp cho các trẻ em, đến bữa ăn thì không ăn. Để rồi, sau khi nhà ăn đóng cửa, các em đói bụng, khóc mếu đòi ăn! Nhưng trên hòn đảo bé nhỏ này, làm gì có quán ăn, hay tiệm bán thực phẩm, nên các em phải nhịn đói cho đến khi nhà ăn mở cửa. Khổ hơn nữa là các trẻ thơ dưới 2 tuổi. Mặc dù được phát sữa hộp đầy đủ, nhưng các em không quen uống sữa pha với nước lạnh. Điển hình Châu, sau khi uống sữa pha với nước lạnh đã bị tiêu chảy liên tiếp, đến nỗi kiệt sức, phải nằm điều trị ở Bệnh Xá! Do đó, Thu Mai mới phải đốt lửa trên bãi cát để đun nước pha sữa cho Diễm và Phượng.
Đợi đến khi có nước sôi, Bình theo Thu Mai, đi vào nhà tạm trú. Nơi đây, đúng nghĩa là tạm trú. Từ phía trước đến phía sau căn nhà, từ phòng khách đến phòng ăn, phòng ngủ, chỗ nào cũng có người nằm, kẻ ngồi sát bên nhau. Trong lúc nhóm chiến hữu Không Quân --- gồm có Vĩnh, Huỳnh, Lộc và Chừng --- ngồi nói chuyện ồn ào thì những người đồng cảnh khác như Bách, Liên, Dân và gia đình ông bà Hóa gọi nhau đi ăn sáng. Bình đợi, sau khi Thu Mai cho Diễm và Phượng uống sửa xong thì hỏi nàng:
- Gần 8 giờ rồi, em muốn đi ăn sáng không?
- Không, em chưa đói. Anh muốn đi bây giờ hở?
- Ừ! Anh đi trước với Diễm nhé.
Nói xong Bình cúi xuống, bồng Diễm lên, bước ra khỏi cửa nhà. Bên đường, từng toán năm bẩy người vừa đi về phía nhà ăn, vừa nói chuyện ồn ào. Ngay lúc ấy, trên máy phóng thanh của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" --- đặt giữa sân cát ở khu tạm trú --- vang lên tiếng nói quen thuc của cô xướng ngôn viên:
"Kính chào quý vị,
Mời quý vị nghe tin tức:
Hôm nay, Ủy Ban Đặc Nhiệm ở đảo Wake cho biết, danh sách quý vị muốn trở về VN, đã được chuyển đến Ủy Ban Đặc Nhiệm Trung Ương. Ai muốn tiếp tục hành trình đi tỵ nạn Cộng Sản, hay đổi ý trở về VN đều được toại nguyện.
Hiện thời tổng Cộng ở đảo Wake và đảo Guam, có khoảng 1600 người đã xin hồi hương. Tổng số người trở về, có thể sẽ gia tăng hoặc giảm vào giờ phút cuối. Nhưng bất kể bao nhiêu người, Uỷ Ban Đặc Nhiệm Trung Ương cũng cung cấp đầy đủ thực phẩm và nhiên liệu để họ có thể sử dụng chiếc tàu VN Thương Tín, đi từ đảo Guam về VN.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hồi cuối tháng 4 năm1975, chiếc tàu VN Thương Tín đã chở đầy người tỵ nạn, khi chạy trên sông Sài Gòn thì bị Cộng Quân bắn tới tấp. Nhiều người bị tử thương, tàu hư hại nhưng vẫn chạy được đến đảo Guam. Bây giờ, chiếc tàu này đang được sửa chữa để những người hồi hương --- trong đó có Sĩ Quan Hải Quân --- có thể sử dụng ".
Nghe xong bản tin, Bình cảm thấy ngậm ngùi. Anh nghĩ đến các chiến hữu Không Quân --- trước đây phục vụ ở Không Đoàn 43CT. Sau khi thoát được sang bên đảo Wake, họ lại xin trở về VN. Chuyện gì sẽ xẩy ra sau khi chuyến tàu VN Thương Tín cập bến Sài Gòn? Thêm lần nữa, Bình nhớ đến Th/Tá Long. Vì hình ảnh của ông đã gắn liền với những kỷ niệm --- trong nhiều phi vụ hành quân --- khi Bình mới đổi về căn cứ Không Quân Biên Hoà. Đậm nét nhất trong ký ức của Bình là chuyện hành quân hôm Tết Nguyên Đán năm Nhâm Tý 1972. Bình và ông Long suýt chết khi bay hành quân cho Tiểu Khu Tây Ninh.
*
"Hôm ấy, ông Long và Bình bay chiếc C&C, hướng dẫn chiếc 2 Gunships xạ kích vào vị trí của Cộng Quân ở phía tây Trảng Lớn.
Khi phi cơ xuống thấp, VC bắn lên tới tấp. Vừa thấy chiếc Gunship-1 bị trúng đạn --- phải đáp khẩn cấp --- ông Long nhanh như cắt, cho chiếc C&C nhào xuống, cứu cấp phi hành đoàn lâm nạn. Ngồi bên cạnh ông Long trong phòng lái, Bình nhìn thấy rõ, trong lúc chiếc Gunship-1 bốc cháy thì phi hành đoàn 4 người, đẩy cửa kính chui ra. Họ lom khom chạy ở phía bên này khu ruộng thì phía bên kia, VC núp trong bụi cây, bắn ra tới tấp. Thấy vậy, chiếc Gunship-2 bay vòng tròn sát ngọn cây để cho xạ thủ dùng đại liên 6 nòng, bắn cả ngàn viên đạn vào bụi cây, khiến VC không "ngóc đầu" lên được.
Tuy nhiên, khi ông Long vừa mới cho phi cơ cất cánh, chưa lên cao khỏi đầu người thì VC ở trong bụi cây phía bên trái, sử dụng súng M-79, bắn đuổi theo chiếc C&C. Trong lúc tiếng đạn nổ "ầm ầm" thì bùn và nước, từ dưới ruộng luá văng lên, bám vào cả cửa kính phi cơ. Đợi đến khi chiếc C&C bay lên cao, rồi đáp xuống phi trường Tây Ninh an toàn, Bình "mới biết là mình còn sống". Lúc đi kiểm soát, anh đếm được 17 vết đạn dọc hai bên thân và đuôi phi cơ. May mà chiếc UH chỉ chảy dầu và trên bảng phi cụ, có vài ba vật dụng bị hư hại vì giây điện bị đứt".
*
Trở về chuyện tạm trú trên đảo Wake. Lúc đến nhà ăn Xanh, Bình nhìn thấy cả trăm người đang đứng xếp hàng. Anh lắc đầu, thầm nghĩ:
- Phải xếp hàng dài như thế này thì mình sẽ chờ cả tiếng đồng hồ nữa mới có thể vào được phòng ăn!
Sau nhiều lần đi ăn, Bình nghiệm thấy bữa nào có món ăn ngon --- hợp khẩu vị với đa số người Việt --- như cơm gà, thịt bò nướng và cam táo thì nhà ăn rất "đông khách". Vì ai cũng muốn đi ăn sớm, nên có khi phải xếp hàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Ngược lại, bữa nào món ăn không ngon --- như thịt hộp, cá hộp, hay "hamberger" và "hot dog" --- thì nhà ăn "ít khách".
Hôm nay cũng như mấy hôm trước, trong khi chờ vào phòng ăn, từng nhóm dăm ba người xúm lại, nói chuyện ồn ào. Ở phía trước cửa, người đông như "phiên chợ". Có anh lính Mỹ đứng giữ trật tự. Mỗi khi thấy năm bẩy người ăn xong, anh ta vẫy tay, cho toán khác đi vào. Nhìn thấy ai mang thức ăn ra ngoài, anh ta chặn lại, tịch thu, ném vào thùng rác. Vì luật lệ trên đảo, không cho mang thức ăn về khu tạm trú.
Thế nhưng, đôi khi Bình đã chứng kiến, người thì kẹp thức ăn xẹp lép trong chiếc đĩa giấy, rồi dấu trong thắt lưng quần, để mang ra khỏi phòng ăn. Kẻ thì gói chặt thức ăn trong tờ giấy để ném ra ngoài cho thân nhân --- đứng chờ sẵn ngoài hàng rào gỗ, phía bên trái phòng ăn.
Thêm vào đó, mấy hôm trước Bình còn chứng kiến nhiều chuyện khôi hài diễn ra trong phòng ăn, khiến người tỵ nạn, dù là buồn rũ rượi cũng phải phì cười. Chẳng hạn như chuyện "ông nọ, bà kia" không biết tiếng Anh, nhưng rất nhanh trí. Khi muốn người đầu bếp Phi Luật Tân cho miếng đùi gà thì "ông nọ" nhấc chân lên, đập nhẹ vào đùi làm dấu. Còn người "bà kia" thì vạch áo ra, chỉ vào bụng để tỏ ý, muốn có miếng lườn gà.
Bình được biết, trong 3 ngàn người tỵ ở đảo Wake thì hơn phân nửa là dân chài lưới. Nhiều Quân Nhân có óc khôi hài, gọi họ là "Danh Ca", có nghĩa là dân "đánh cá". Chắc hẳn, họ là thành phần may mắn nhất trong biến cố lịch sử năm 1975. Nhờ sống gần ven biển, mà lại có sẵn tàu đánh cá trong tay, nên chuyện vượt biển lánh nạn Cộng Sản đối với họ, đương nhiên quá dễ dàng. Chẳng thế mà nhiều người ở vùng Phước Tĩnh đã cho biết là cả làng họ đã thoát nạn Cộng Sản đến đảo Wake. Bình còn nhớ, trong bữa ăn hôm trước, có ông "Danh Ca" đã hả hê kể rằng:
- Tất cả hai họ nội và ngoại của gia đình tôi đều đi được đầy đủ từ hôm 29-4-1975. Hiện nay, người thì ở "đảo Ếch, đảo Cam", người thì đã sang trại "Phó Cha Phi", tiểu bang "Ối Con Sò".
Mấy người đồng cảnh ngồi cùng bàn ăn với ông ta, đều phì cười. Vì họ hiểu "đảo Ếch, đảo Cam", tức là đảo Wake và đảo Guam. Còn trại "Phó Cha Phi", tiểu bang "Ối Con Sò" tức là trại Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas. Nhưng cuối cùng, ai cũng bất mãn khi nghe ông ta nói:
- Nhiều người oán giận mấy ông lớn tham nhũng làm mất nước. Nhưng gia đình tôi thì cám ơn mấy ông ấy. Nhờ mấy ông lớn tham nhũng mà VC chiếm được miền Nam, nên cả nhà, cả họ tôi được đi Mỹ. Bọn tôi đã chuẩn bị cả mấy tuần lễ trước, bán được 2 chiếc tàu đắt giá gấp 10 lần giá năm trước. Tôi mang theo được tất cả vốn liếng để cho mấy cháu đi Mỹ, như đi du học.
Chắc hẳn, lương tri của ông ta đã bị tệ liệt? Nếu không, tại sao ông ta không nhìn thấy thảm cảnh của đại khối dân chúng? Trong khi gia đình của ông, họ hàng của ông, là những người may mắn hiếm hoi, thoát khỏi thảm họa Cộng Sản, thì hàng triệu người khác: Gia đình tan nát, hay ly tán biệt phương. Người bị đầy ải trong ngục tù. Kẻ sa vào ách đô hộ Mác-Lênin, cuộc sống lầm than, nghèo khổ. Dân chúng VN lũ lượt kéo nhau đi vượt biển tỵ nạn. Máu và nước mắt của thuyền nhân lai láng khắp nơi trên biển Đông.
Hôm ấy, Bình nghĩ thầm như vậy rồi đứng dậy, đi ra khỏi phòng ăn. Từ đó đến nay, mỗi lần đi ăn, kể cả sáng hôm nay, Bình không muốn gặp lại ông "Danh Ca" ấy nữa.
- Anh Bình! Anh Bình! "Lôi Thiên 3" xuống đây... Xuống đây nói chuyện với anh em cho đỡ buồn.
Bình nghe gọi tên mình, kèm theo danh hiệu khi bay hành quân thì xoay người lại phía sau. Đúng là anh em Không Quân ở Biên Hoà --- đang đứng ở phía cuối hàng. Người vẫy tay. Kẻ to tiếng, gọi Bình "nhập cuộc", tán gẫu với họ trong khi chờ đợi vào phòng ăn.
- Tại sao không?
Bình mỉm cười và hỏi lại họ như thế, rồi "nhập cuộc". Thật ra, ngày nào cũng vậy, mỗi lần đi ăn, người tỵ nạn ở đảo Wake thường "tụm năm túm ba" bàn luận, hỏi thăm nhau, hay thuật lại cho nhau nghe những chuyện hy hữu xẩy ra hồi miền Nam thất thủ.
Bình còn nhớ, mấy ngày đầu tiên đến đảo Wake. Anh và Thu Mai "năng nổ" hơn nhiều người khác. Khi đi khai lý lịch cũng như khi đứng xếp hàng đi ăn, hễ gặp ai, hai người cũng "xúm lại", hỏi thăm tin tức, hay kể lể sự tình. Nào là chuyện về ông bà Hữu --- song thân của Thu Mai ở Thị Nghè. Nào là chuyện của Tuấn và Diễm Hiền, của Thảo và bé Hạnh ở Biên Hoà. Có lẽ, đậm nét nhất trong ký ức của Bình là chuyện xẩy ra trong nhà ăn Xanh.
Hôm ấy, Bình và Thu Mai gặp người đồng cảnh, cư ngụ ở khu nhà thờ Thị Nghè. Ông ta kể lại rằng, vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975 thì bọn VC nằm vùng trong xóm, xuất đầu lộ diện. Chúng đột nhập vào nhà ông, bắt ông về "tội" mà chúng cáo buc là "làm tay sai cho CIA". Ông xin chúng thương tình, xét lại:
- Từ trước đến nay, tôi có biết CIA là cái quái gì đâu! Oan cho tôi quá.
Lúc ấy, ông đang cởi trần --- chỉ có chiếc quần cụt che thân. Nên ông phải năn nỉ nhiều lần, chúng mới cho vào phòng trong để "mặc áo". Trong khi vợ con của ông khóc lóc ẫm ĩ thì ông nhanh trí. Thay vì vào phòng "mặc áo", ông trèo qua tường ở phía sau nhà, rồi leo lên mái tôn, tuột xuống phía bên kia đường và trốn thoát.
"Vĩnh biệt vợ con, lòng đau như cắt, tôi không kịp... không thể nào nói... đôi lời trăng trối! Tuổi già sức yếu, vài ba năm nữa là xuống lỗ, làm sao vợ chồng tôi có thể gặp lại nhau? Đứa cháu nội tôi gần 3 tuổi, đang bập bẹ tập nói. Mỗi lần.... tôi đi đâu về thì nó lon ton chạy ra cửa, đòi ông nội bồng".
Bình ngậm ngùi, nghe ông ta khóc mếu, kể lại tâm sự. Còn Thu Mai thì chạnh lòng trước cảnh gia đình ly tán, sụt sùi khóc theo.
*
Bây giờ, trở lại chuyện xếp hàng vào nhà ăn Xanh. Nghe anh em Không Quân nói chuyện về tình cảnh của đồng đội và đồng bào ở quê nhà, Bình chỉ còn biết "than vắn thở dài".
- Đêm hôm qua, mình nghe đài VOA.
- Có tin gì lạ không?
- Không có gì lạ hơn là bài bình luận thời sự.
- Anh tóm lược nội dung.
- Đại ý là Cộng Sản VN đang áp dụng đường lối cai trị bằng bao tử. Gia đình nào cũng phải có sổ hộ khẩu để mua thực phẩm. Hiện thời, nhiều người phải ăn bo bo thay cho cơm. Ở Sài Gòn và các thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ, hàng chục ngàn người bị đuổi ra khỏi nhà. Không những tài sản bị tịch thu mà chủ nhà và gia đình còn phải đi đến vùng "Kinh Tế Mới".
Khổ nhất là các gia đình Quân Nhân, Công Chức VNCH -- đang bị công an VC hạch hỏi và hăm doạ. Có nhiều thiếu phụ còn trẻ, chồng đi tù VC, đã bị dụ dỗ, bị ép buc làm vợ bé, hay cặp bồ với công an, hoặc Bộ Đội. Làm như vậy, mấy cô, mấy bà mới có tiền nuôi con và tránh khỏi bị hạch hỏi, hay bị hăm dọa.
Trong khi anh em Không Quân nói chuyện ồn ào thì Bình đứng lắng nghe, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía bờ biển, lo nghĩ liên miên về Tuấn và Diễm Hiền; về Thảo và bé Hạnh. Anh chỉ còn biết cầu mong cho Diễm Hiền và Thảo, thoát khỏi thảm cảnh đoạn trường.
*
Suốt mấy tuần lễ nay, ban đêm cũng như ban ngày, thảm cảnh "nước mất nhà tan" hồi Tháng Tư Đen năm 1975 --- súng nổ, người chết; Cộng Sản tiến quân, dân chúng VN chạy tán loạn --- vẫn liên tục, thay phiên nhau ám ảnh, khiến Bình buồn thảm khôn nguôi. Cuộc đời biến đổi đột ngột và đau thương chưa từng thấy. "Mới ngày nào", hàng triệu người đang sống yên vui. Đến nay, gia đình tan nát. Con mất cha, vợ mất chồng. Anh chị em mỗi người một ngả. Thân phận người Chiến Sĩ Cộng Hoà như Bình, "mới ngày nào" cùng Tuấn, cùng các chiến hữu Không Quân, còn tung hoành trên vùng trời lửa đạn. Ai ngờ hôm nay, anh trở thành kẻ vong quốc, đi tỵ nạn ở nơi "xứ lạ quê người", đêm đêm nằm ngủ dưới mái hiên của "căn nhà hoang" trên đảo Wake.
Đúng nghĩa là kẻ không nhà. Đêm nay cũng như mấy đêm trước, mỗi lần Bình thức giấc lại thêm một lần, thảm cảnh "bể dâu" hiện ra trong ký ức của anh. Bình nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác, không thể nào ngủ được. Khi thì anh mường tượng đến vẻ mặt thiểu não của Thảo và bé Hạnh ở Sài Gòn, bị công an Việt Cộng áp ức, hạch hỏi đủ điều. Khi thì anh nghĩ đến nỗi khổ đau của Diễm Hiền tay ẵm con thơ, mỏi mòn trông chờ Tuấn trở về, hết ngày này qua ngày khác, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Đêm hôm trước, vừa mới nhắm mắt ngủ được khoảng dăm phút, Bình gặp cơn ác mộng: Chiếc UH của Tuấn, khi bay vào không phận Sài Gòn bị VC bắn lên tới tấp. Phi cơ bị trúng đạn rồi phát hoả, cháy đỏ rực như bó đuốc từ trên không trung rơi xuống. Sau cơn ác mộng, Bình lại càng cảm thấy lo ngại cho người bạn xấu số.
Bây giờ, chỉ có Trời mới biết được thân phận của Tuấn ra sao? Tuấn bị VC bắt giam ở đâu? Hay anh đã bị chúng bắn hạ cùng với chiếc UH khi bay vào không phận Sài Gòn chiều ngày 30-4-1975?
"Đó chỉ là giả thuyết". Bình thầm nghĩ như thế để xua đuổi nỗi lo âu sau cơn ác mộng. Thế nhưng, khi nhìn vào cuộc sống của chính bản thân mình, Bình lại còn cảm thấy bi quan hơn. Anh tự hỏi, trong quãng đời còn lại, sống trên "đất khách quê người", ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác biệt, trong túi không có một xu, cuộc sống sẽ ra sao? Biết đến bao giờ Bình mới quên được mối "hận sầu vong quốc"? Thu Mai cùng cô Hằng, cô Hương và cậu Thiện cũng nhìn thấy tương lai đen tối như thế. Nên mỗi khi bàn chuyện với nhau, người nào cũng "than vắn thở dài".
Vì bi quan như thế, nên mấy tuần lễ trước đây, khi đi trên chuyến tàu Green Board, gặp bé Kim sa vào thảm cảnh đoạn trường, Bình và Thu Mai không dám rủ cô bé đi theo gia đình mình. Bây giờ trên đảo Wake, hai người đều có ý ân hận. Trong phần đời còn lại, Bình không bao giờ quên được thảm cảnh của bé Kim, của Tuấn, của những người đồng cảnh khi "nước mất nhà tan"!
Đêm nay, tâm trạng Bình không khác mấy đêm trước. Anh nằm trăn trở hết giờ này qua giờ khác. Nhìn đồng hồ đeo trên tay, gần 3 giờ sáng rồi mà anh vẫn không ngủ được. Bình đứng dậy, đi băng qua con đường nhựa, rồi xuyên qua kẻ hở của bức tường bê-tông, để ra bờ biển. Nhìn hàng trăm tảng bê-tông, được dựng thẳng đứng, cao gần bằng mái nhà, nối tiếp nhau, chạy dọc theo bờ biển, Bình hiểu là bức tường này được dựng lên để ngăn chặn bão tố --- "tấn công" vào hòn đảo nhỏ bé.
Chỉ mất vài phút đồng hồ, từ căn nhà tạm trú, Bình đã đi đến bờ biển. Dưới ánh trăng thanh, có gió mát, có tiếng sóng biển kêu lõm bõm, Bình thẫn thờ đi dọc theo bãi biển như kẻ mộng du. Nhìn những làn sóng bạc đầu trên mặt đại dương phản chiếu ánh trăng lấp lánh, Bình nhớ đến bãi biển Vũng Tàu và bãi biển Nha Trang. Anh dừng chân, đứng trên bãi cát, đăm chiêu nhìn về phía Tây: Ở nơi chân trời mịt mờ, xa thẳm, là bờ biển VN. Bình lẩm bẩm tự hỏi, biết đến bao giờ, VN mới thoát khỏi thảm hoạ Cộng Sản để anh trở về sống dưới mái nhà xưa?
Trong tâm trạng ấy, Thu Mai cũng như Hằng, Hương và Thiện, từ khi xa cha mẹ đến nay, lúc nào cũng ủ rũ như những kẻ không hồn. Bình còn nhớ chuyến bay từ Subic Bay đến đảo Wake, Thu Mai vừa bước lên phi cơ, vừa lau nước mắt. Nàng hiểu rằng, mỗi lần di chuyển như thế, lại thêm một lần, đi sâu vào con đường "nghìn trùng xa cách"! Ở nơi "xứ lạ quê người", biết đến bao giờ Thu Mai mới gặp lại cha mẹ và chị em?
Thật ra, gia đình Thu Mai ở Thị Nghè, sa vào thảm cảnh ly tán, không phải là trường hợp duy nhất. Đó chỉ là trường hợp điển hình. Qua bản tin của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" phổ biến chiều hôm qua, Bình thầm hỏi, có bao nhiêu gia đình ly tán trong "Tháng Tư Đen" năm 1975 vừa rồi? Vì bản tin chỉ cho biết, tổng kết đến cuối tháng 5 vừa qua, có gần nửa triệu người Việt đi tỵ nạn Cộng Sản. Con số này càng ngày càng gia tăng và chắc chắn trong vài năm tới, sau khi "nếm mùi Cộng Sản", sẽ có hàng triệu người đi vượt biên, vượt biển.
Hiện thời, nửa triệu người tỵ nạn, liên tục được tàu chiến của Đệ Thất Hạm Đi Mỹ cứu giúp và lần lượt, được chuyển đến tạm trú ở đảo Guam, đảo Wake, trong trại Pendleton và trại Fort Chaffee. Bình còn được biết, nhiều nước khác --- như Anh, Pháp, Canada và Úc --- cũng cử đại diện đến đảo Guam, để đón nhận người VN tỵ nạn vào nước họ, "làm lại cuộc đời".
Ở đảo Wake, có khoảng 3 ngàn người tỵ nạn, tạm trú trong những căn nhà bỏ hoang --- trước kia là khu gia binh của Hải Quân Hoa Kỳ. Mỗi người được "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cấp cho tấm thẻ mầu để đi ăn ở nhà ăn "Xanh, Đỏ, Trắng” hay “Vàng”, tuỳ theo khu tạm trú. Đồng thời, cứ khoảng mươi người, lại có thêm cuốn sổ lãnh vật liệu -- thường dùng hàng ngày.
Theo ước đoán sơ khởi của nhân viên Sở Di Trú, trong 3 ngàn người tỵ nạn trên đảo Wake, có khoảng 10 % là nhân viên làm sở Mỹ; 30% là Quân Nhân, hoặc công chức VN Cộng Hoà; 55% là dân chài lưới và 5% là thương gia, hay tư chức. Trong mấy ngày đầu, tất cả người tỵ nạn đều phải kê khai lý lịch. Sở Di Trú Mỹ cứu xét từng hồ sơ để cấp giấy cho người tỵ nạn vào Mỹ. Ưu tiên 1 là thân nhân của người Mỹ. Ưu tiên 2 là nhân viên làm sở Mỹ. Ưu tiên 3 là Sĩ Quan và công chức VNCH từ cấp Trưởng Phòng trở lên.
Đại đa số dân tỵ nạn đều có thân nhân --- cha mẹ, vợ con, hoặc anh chị em --- bị thất lạc, hay còn kẹt ở lại VN. Ban ngày, họ tụ họp từng toán năm ba người, kể lể tâm tình cho nhau nghe, rồi sụt sùi khóc than trước thảm cảnh gia đình ly tán. Ban đêm, họ nằm la liệt, ngủ trên sàn nhà, trong nhà bếp, ở dưới mái hiên, hay bên gốc cây trên bãi cát.
Trong trại tạm trú này, nhiều người tỵ nạn bị mất trí. Kẻ thì đi lang thang quanh đảo, gọi tên thân nhân. Người thì đứng bên bờ biển, nói lảm nhảm cho đến khi mệt mỏi thì nằm co ro trên bãi cát, ôm mặt sụt sùi khóc. Trong căn nhà Bình tạm trú, có ông Đại Uý Hải Quân "mát giây" khá nặng. Ông tự ý viết "bản cáo trạng", kết tội bản thân ông, rồi đem dán ở trước cửa nhà tạm trú: "Bỏ con là bất nhân. Bỏ vợ là bất nghĩa".
Nhưng thật sự, ông đâu có ý "bỏ vợ bỏ con". Mấy hôm trước, ông kể lại rằng, trưa ngày 30-4-1975, đơn vị của ông đang hành quân ở Vùng IV thì bất ngờ được "lệnh giải tán ". Ai muốn về quê, đoàn tụ với gia đình hay đi đâu lánh nạn thì đi. Nhiều người như ông, không biết làm cách nào để trở về nhà, vì tất cả các ngả đường đều bị VC gài mìn, hay "đóng chốt". Trong lúc bí thế, ông không còn biết làm cách nào hơn, bèn đi theo chiếc sà lan ra ngoài biển, rồi được Hải Quân Mỹ cứu vớt...
Hiển nhiên, trường hợp của ông không phải là trường hợp duy nhất. Vì trong ngày 30-4-1975, hàng trăm ngàn Quân Nhân đang tiếp tục chiến đấu thì ngỡ ngàng, nhận được lệnh "tan hàng". Trong lúc hoảng hốt, nhiều Quân Nhân bị "cuốn theo làn sóng tỵ nạn", thoát thân ra hải ngoại một mình trong khi "vợ dại con thơ" bị sa vào thảm hoạ Cộng Sản.
Gần gũi với Bình là Th/Tá Long, Th/Uý Quảng và nhiều chiến hữu khác ở Sư Đoàn III Không Quân. Trong lúc khẩn cấp, họ đã sử dụng phi cơ trực thăng bay ra ngoài biển, tìm tàu của Đệ Thất Hạm Đi. May mắn, họ được cứu thoát. Nhưng điều bất hạnh to lớn mà họ phải gánh chịu là vợ con bị kẹt lại ở quê nhà. Vì vậy, trên đảo Wake, có khoảng trăm người, đã xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" trở về VN.
"Anh Long à... Sau khi thoát thân sang đảo Wake, anh tự ý trở về VN vì tình thương yêu gia đình thúc đẩy, đó là điều hiếm quý. Nhưng mong anh suy nghĩ cho kỹ, khi về nhà, liệu VC có để anh yên vui với gia đình hay không? Tôi bảo đảm với anh là không. Anh hãy tin tôi, "thằng Bắc Kỳ di cư" này đã đau khổ với Cộng Sản, nên hiểu rõ bộ mặt "giả nhân giả nghĩa" của chúng.
Dĩ nhiên, khi được tin anh về, chị và các cháu vui mừng, nhưng vui mừng được bao lâu? Liệu có được vài tiếng đồng hồ hay không? Để rồi cả gia đình phải triền miên đau khổ khi anh bị đầy đoạ, hết năm này đến năm khác trong ngục tù Cộng Sản. Anh ạ, không còn sự chọn lựa nào hơn, anh nên chấp nhận, sống xa vợ con vài ba năm rồi sau đó, tuỳ cơ ứng biến!"
Bình hết lời can ngăn Th/Tá Long nhiều lần, nhưng ông Long vẫn nhất quyết, xin trở về VN. Thật ra, trong tình cảnh như thế, ai có thể gạt nước mắt, tiếp tục hành trình tỵ nạn? Nhưng liều mạng trở về VN, người nào sẽ được VC "cho phép" sống yên vui? Quả thật là tiến thoái lưỡng nan!
Ngoài 100 người ở đảo Wake, hiện nay trên đảo Guam có khoảng 1500 người cũng xin "Ủy Ban Đặc Nhiệm" cung cấp phương tiện cho họ hồi hương! Trong thảm cảnh "nước mất nhà tan", ai cũng thông cảm nỗi khổ đau và tôn trọng quyền tự quyết của họ. Chỉ có điều đáng tiếc là trong số 1500 người ấy, có khoảng vài trăm người bị VC "nằm vùng" trong trại tỵ nạn xách động, biến thành công cụ tuyên truyền cho Cộng Sản trên đảo Guam. Họ tham gia các cuộc biểu tình mang cờ VC, cùng những khẩu hiệu đề cao "Bác và Đảng", "hoan hô Cách Mạng thành công"... và "đả đảo đế quốc Mỹ cưỡng bách dân chúng VN đi theo khi thất trận"!
Quả là oái oăm và lố bịch! Oái oăm và lố bịch ngoài sức tưởng tượng của con người. Bình là chứng nhân. Hàng trăm ngàn người khác là chứng nhân. Không ai ép buc dân chúng VN đi tỵ nạn VC! Không ai xúi dục dân chúng VN bỏ nước ra đi. Sự thật, khi Cộng Sản đánh chiếm miền Nam, dân chúng hoảng sợ và không còn sự lựa chọn nào hơn thì phải bỏ nước ra đi lánh nạn --- dù gặp muôn vàn chông gai, nhưng vẫn còn hơn là kéo dài cuộc sống lầm than trong chế độ Việt Cộng!
Tuy nhiên, trong lúc sa vào thảm cảnh gia đình ly tán, nhiều người ở đảo Guam lầm tưởng, làm trò hề biểu tình như vậy, VC sẽ hài lòng. Khi trở về VN, họ sẽ được VC cho sống yên vui với gia đình! Nhưng chắc chắc, chuyện ấy sẽ không xẩy ra. Sau khi trở về VN, họ sẽ "ân hận ngàn thu" trong ngục tù VC!
Dù sao, những người trở về VN --- do tình cảm gia đình thúc đẩy --- đều là những người đáng thương. Hiển hiện, họ mang nặng lòng chung thủy. Ngược lại, trong biến cố lịch sử 30-4-1975, Bình đã chứng kiến, có nhiều kẻ đã lợi dụng cơ hi để bỏ vợ, bỏ con, mang người tình "đi tìm tự do"! Sự việc xẩy ra đúng như lời trong "bản cáo trạng" của ông Đ/Uý Hải Quân đã kết án: "bỏ con là bất nhân; bỏ vợ là bất nghĩa".
Điển hình là câu chuyện tình "thiên bất dung gian" của anh Cơ Phi --- nhân viên cơ khí --- làm cho hãng Air America ở VN. Bình còn nhớ, hồi đầu tháng vừa rồi, anh ta cùng người tình, từ tàu Green Board chuyển sang tàu American Racer. Không ngờ "trời xui đất khiến", anh ta gặp lại người vợ và hai đứa con thơ, ngồi ở trên boong tàu từ chiều hôm trước! Sau mấy tiếng đồng hồ "im lặng là vàng", sóng gío ghen tuông nổi lên làm "om xòm" cả boong tàu:
Người vợ, sau khi "bắt gặp quả tang" anh ta ngoại tình thì chửi bới thậm tệ. Còn người tình, khi biết rõ anh ta là kẻ gian dối --- đóng kịch "độc thân" để dụ dỗ cô nàng --- thì ôm mặt sụt sùi, than thân trách phận là bị lừa gạt.
Quả thật là "gieo gió gặp bão". Người vợ và người tình đều không muốn nhìn mặt anh ta nữa. Chỉ tội nghiệp hai đứa trẻ thơ. Khi gặp lại cha, chúng mừng rỡ mà không biết gia đình mình tan vỡ. Chúng thỏ thẻ, kể lại cho cha nghe, nào là cảnh sợ hãi Việt Cộng pháo kích, phải chạy trốn cùng với nhiều người khác bằng chiếc thuyền nhỏ bé. Nào là lúc say sóng, bị ói mửa khi chiếc ghe chạy ra ngoài khơi thị xã Vũng Tàu. Nỗi kinh hoàng kéo dài suốt nửa ngày, hai đứa trẻ thơ mới hoàn hồn khi được Hải Quân Mỹ cứu vớt. Sau nhiều lần di chuyển từ tàu nọ sang tàu kia thì "phúc đức", được gặp lại cha.
*
Bình vừa đi trên bãi biển vừa hồi tưởng, hết chuyện này đến chuyện khác. Lúc anh đi trở về khu tạm trú thì ở phía đông, mặt trời đang từ từ lên cao. Ánh bình minh dần dần lan rộng khắp nơi trên mặt biển. Bây giờ, Bình nhìn thấy rõ, dọc theo lối đi, có cả trăm xác đỉa chết, đen và to bằng cổ tay, nằm chết cong queo trên bãi biển. Anh rùng mình nhớ đến chuyện đỉa cắn khi đi trốn Cộng Sản vào Nam năm 1954.
Hồi ấy, để vượt qua mấy trạm gác của bọn công an Cộng Sản, gia đình Bình phải áp dụng chiến thuật "phân tán mỏng", đi từng người và giả dạng là dân quê đi "mò cua bắt ốc". Bình cũng phải đeo cái rỏ bằng tre trên vai, tay cầm cây gậy và đi băng qua mấy khu ruộng lúa hoặc những vũng sình lầy, có khi nước ngập lên đến đầu gối. Kết quả là cả nhà, ai cũng bị đỉa cắn chảy máu ở hai bên ống chân. Bình còn nhớ, loài đỉa này cũng đen như đỉa biển, nhưng chỉ nhỏ bằng con giun đất. Không ngờ 20 năm sau, khi đi lánh nạn Cộng Sản lần thứ 2, Bình lại gặp đìa --- nằm chết ngổn ngang bên lối đi.
Lúc đi gần đến căn nhà tạm trú, Bình nhìn thấy khói đang bốc lên, gần bụi cây bên bờ biển. Anh biết là Thu Mai đang ngồi, đốt giấy để đun nước nóng pha sữa cho Diễm và Phượng --- như mấy buổi sáng trước đây. Bình bước nhanh đến bên cạnh nàng.
- Anh đi đâu mà bây giờ mới thấy?
Bình mỉm cuời rồi nói khôi hài:
- "Ôi ta buồn, ta đi lang thang" lòng vòng trên bãi biển.
Thế rồi, hai người ngồi bên nhau, rì rầm nói chuyện. Trong khi Thu Mai liên tục, cầm giấy vụn cho vào "bếp lửa" thì Bình bẻ cành thông khô --- nhỏ như những que tăm --- giúp nàng có thêm "nhiên liệu". Gọi là "bếp lửa", nhưng sự thật là 3 hòn đá, to bằng nắm tay, được kê gần nhau. Bên trên là lon sữa bò chứa đầy nước. Bên dưới là giấy và cành cây thông, âm ỉ cháy.
Không lâu sau, khói bốc lên cao. Bình không ngờ, hai anh Quân Cảnh Mỹ --- thuộc đi tuần thám trên bãi biển --- hăm hở bước đến.
- Hello! What are you doing?
Anh Quân Cảnh hỏi Bình "đang làm gì"? Bình vừa chỉ tay vào lon nước, vừa trình bầy sự việc. Hiển hiện, đốt lửa trên bãi cát như vậy, không có gì nguy hiểm, hoặc trái với luật lệ trên đảo Wake. Nên hai anh Quân Cảnh nói "OK", rồi bỏ đi nơi khác.
Thật ra, "Ủy Ban Đặc Nhiệm" ở đảo Wake cấm không cho người tỵ nạn nấu ăn, hoặc đốt lửa, hoặc mang thực phẩm từ nhà ăn về khu tạm trú. Đó là điều hữu lý để ngăn ngừa hoả hoạn và giữ vệ sinh cho khu tạm trú. Chỉ tội nghiệp cho các trẻ em, đến bữa ăn thì không ăn. Để rồi, sau khi nhà ăn đóng cửa, các em đói bụng, khóc mếu đòi ăn! Nhưng trên hòn đảo bé nhỏ này, làm gì có quán ăn, hay tiệm bán thực phẩm, nên các em phải nhịn đói cho đến khi nhà ăn mở cửa. Khổ hơn nữa là các trẻ thơ dưới 2 tuổi. Mặc dù được phát sữa hộp đầy đủ, nhưng các em không quen uống sữa pha với nước lạnh. Điển hình Châu, sau khi uống sữa pha với nước lạnh đã bị tiêu chảy liên tiếp, đến nỗi kiệt sức, phải nằm điều trị ở Bệnh Xá! Do đó, Thu Mai mới phải đốt lửa trên bãi cát để đun nước pha sữa cho Diễm và Phượng.
Đợi đến khi có nước sôi, Bình theo Thu Mai, đi vào nhà tạm trú. Nơi đây, đúng nghĩa là tạm trú. Từ phía trước đến phía sau căn nhà, từ phòng khách đến phòng ăn, phòng ngủ, chỗ nào cũng có người nằm, kẻ ngồi sát bên nhau. Trong lúc nhóm chiến hữu Không Quân --- gồm có Vĩnh, Huỳnh, Lộc và Chừng --- ngồi nói chuyện ồn ào thì những người đồng cảnh khác như Bách, Liên, Dân và gia đình ông bà Hóa gọi nhau đi ăn sáng. Bình đợi, sau khi Thu Mai cho Diễm và Phượng uống sửa xong thì hỏi nàng:
- Gần 8 giờ rồi, em muốn đi ăn sáng không?
- Không, em chưa đói. Anh muốn đi bây giờ hở?
- Ừ! Anh đi trước với Diễm nhé.
Nói xong Bình cúi xuống, bồng Diễm lên, bước ra khỏi cửa nhà. Bên đường, từng toán năm bẩy người vừa đi về phía nhà ăn, vừa nói chuyện ồn ào. Ngay lúc ấy, trên máy phóng thanh của "Ủy Ban Đặc Nhiệm" --- đặt giữa sân cát ở khu tạm trú --- vang lên tiếng nói quen thuc của cô xướng ngôn viên:
"Kính chào quý vị,
Mời quý vị nghe tin tức:
Hôm nay, Ủy Ban Đặc Nhiệm ở đảo Wake cho biết, danh sách quý vị muốn trở về VN, đã được chuyển đến Ủy Ban Đặc Nhiệm Trung Ương. Ai muốn tiếp tục hành trình đi tỵ nạn Cộng Sản, hay đổi ý trở về VN đều được toại nguyện.
Hiện thời tổng Cộng ở đảo Wake và đảo Guam, có khoảng 1600 người đã xin hồi hương. Tổng số người trở về, có thể sẽ gia tăng hoặc giảm vào giờ phút cuối. Nhưng bất kể bao nhiêu người, Uỷ Ban Đặc Nhiệm Trung Ương cũng cung cấp đầy đủ thực phẩm và nhiên liệu để họ có thể sử dụng chiếc tàu VN Thương Tín, đi từ đảo Guam về VN.
Tưởng cũng nên nhắc lại, hồi cuối tháng 4 năm1975, chiếc tàu VN Thương Tín đã chở đầy người tỵ nạn, khi chạy trên sông Sài Gòn thì bị Cộng Quân bắn tới tấp. Nhiều người bị tử thương, tàu hư hại nhưng vẫn chạy được đến đảo Guam. Bây giờ, chiếc tàu này đang được sửa chữa để những người hồi hương --- trong đó có Sĩ Quan Hải Quân --- có thể sử dụng ".
Nghe xong bản tin, Bình cảm thấy ngậm ngùi. Anh nghĩ đến các chiến hữu Không Quân --- trước đây phục vụ ở Không Đoàn 43CT. Sau khi thoát được sang bên đảo Wake, họ lại xin trở về VN. Chuyện gì sẽ xẩy ra sau khi chuyến tàu VN Thương Tín cập bến Sài Gòn? Thêm lần nữa, Bình nhớ đến Th/Tá Long. Vì hình ảnh của ông đã gắn liền với những kỷ niệm --- trong nhiều phi vụ hành quân --- khi Bình mới đổi về căn cứ Không Quân Biên Hoà. Đậm nét nhất trong ký ức của Bình là chuyện hành quân hôm Tết Nguyên Đán năm Nhâm Tý 1972. Bình và ông Long suýt chết khi bay hành quân cho Tiểu Khu Tây Ninh.
*
"Hôm ấy, ông Long và Bình bay chiếc C&C, hướng dẫn chiếc 2 Gunships xạ kích vào vị trí của Cộng Quân ở phía tây Trảng Lớn.
Khi phi cơ xuống thấp, VC bắn lên tới tấp. Vừa thấy chiếc Gunship-1 bị trúng đạn --- phải đáp khẩn cấp --- ông Long nhanh như cắt, cho chiếc C&C nhào xuống, cứu cấp phi hành đoàn lâm nạn. Ngồi bên cạnh ông Long trong phòng lái, Bình nhìn thấy rõ, trong lúc chiếc Gunship-1 bốc cháy thì phi hành đoàn 4 người, đẩy cửa kính chui ra. Họ lom khom chạy ở phía bên này khu ruộng thì phía bên kia, VC núp trong bụi cây, bắn ra tới tấp. Thấy vậy, chiếc Gunship-2 bay vòng tròn sát ngọn cây để cho xạ thủ dùng đại liên 6 nòng, bắn cả ngàn viên đạn vào bụi cây, khiến VC không "ngóc đầu" lên được.
Tuy nhiên, khi ông Long vừa mới cho phi cơ cất cánh, chưa lên cao khỏi đầu người thì VC ở trong bụi cây phía bên trái, sử dụng súng M-79, bắn đuổi theo chiếc C&C. Trong lúc tiếng đạn nổ "ầm ầm" thì bùn và nước, từ dưới ruộng luá văng lên, bám vào cả cửa kính phi cơ. Đợi đến khi chiếc C&C bay lên cao, rồi đáp xuống phi trường Tây Ninh an toàn, Bình "mới biết là mình còn sống". Lúc đi kiểm soát, anh đếm được 17 vết đạn dọc hai bên thân và đuôi phi cơ. May mà chiếc UH chỉ chảy dầu và trên bảng phi cụ, có vài ba vật dụng bị hư hại vì giây điện bị đứt".
*
Trở về chuyện tạm trú trên đảo Wake. Lúc đến nhà ăn Xanh, Bình nhìn thấy cả trăm người đang đứng xếp hàng. Anh lắc đầu, thầm nghĩ:
- Phải xếp hàng dài như thế này thì mình sẽ chờ cả tiếng đồng hồ nữa mới có thể vào được phòng ăn!
Sau nhiều lần đi ăn, Bình nghiệm thấy bữa nào có món ăn ngon --- hợp khẩu vị với đa số người Việt --- như cơm gà, thịt bò nướng và cam táo thì nhà ăn rất "đông khách". Vì ai cũng muốn đi ăn sớm, nên có khi phải xếp hàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ. Ngược lại, bữa nào món ăn không ngon --- như thịt hộp, cá hộp, hay "hamberger" và "hot dog" --- thì nhà ăn "ít khách".
Hôm nay cũng như mấy hôm trước, trong khi chờ vào phòng ăn, từng nhóm dăm ba người xúm lại, nói chuyện ồn ào. Ở phía trước cửa, người đông như "phiên chợ". Có anh lính Mỹ đứng giữ trật tự. Mỗi khi thấy năm bẩy người ăn xong, anh ta vẫy tay, cho toán khác đi vào. Nhìn thấy ai mang thức ăn ra ngoài, anh ta chặn lại, tịch thu, ném vào thùng rác. Vì luật lệ trên đảo, không cho mang thức ăn về khu tạm trú.
Thế nhưng, đôi khi Bình đã chứng kiến, người thì kẹp thức ăn xẹp lép trong chiếc đĩa giấy, rồi dấu trong thắt lưng quần, để mang ra khỏi phòng ăn. Kẻ thì gói chặt thức ăn trong tờ giấy để ném ra ngoài cho thân nhân --- đứng chờ sẵn ngoài hàng rào gỗ, phía bên trái phòng ăn.
Thêm vào đó, mấy hôm trước Bình còn chứng kiến nhiều chuyện khôi hài diễn ra trong phòng ăn, khiến người tỵ nạn, dù là buồn rũ rượi cũng phải phì cười. Chẳng hạn như chuyện "ông nọ, bà kia" không biết tiếng Anh, nhưng rất nhanh trí. Khi muốn người đầu bếp Phi Luật Tân cho miếng đùi gà thì "ông nọ" nhấc chân lên, đập nhẹ vào đùi làm dấu. Còn người "bà kia" thì vạch áo ra, chỉ vào bụng để tỏ ý, muốn có miếng lườn gà.
Bình được biết, trong 3 ngàn người tỵ ở đảo Wake thì hơn phân nửa là dân chài lưới. Nhiều Quân Nhân có óc khôi hài, gọi họ là "Danh Ca", có nghĩa là dân "đánh cá". Chắc hẳn, họ là thành phần may mắn nhất trong biến cố lịch sử năm 1975. Nhờ sống gần ven biển, mà lại có sẵn tàu đánh cá trong tay, nên chuyện vượt biển lánh nạn Cộng Sản đối với họ, đương nhiên quá dễ dàng. Chẳng thế mà nhiều người ở vùng Phước Tĩnh đã cho biết là cả làng họ đã thoát nạn Cộng Sản đến đảo Wake. Bình còn nhớ, trong bữa ăn hôm trước, có ông "Danh Ca" đã hả hê kể rằng:
- Tất cả hai họ nội và ngoại của gia đình tôi đều đi được đầy đủ từ hôm 29-4-1975. Hiện nay, người thì ở "đảo Ếch, đảo Cam", người thì đã sang trại "Phó Cha Phi", tiểu bang "Ối Con Sò".
Mấy người đồng cảnh ngồi cùng bàn ăn với ông ta, đều phì cười. Vì họ hiểu "đảo Ếch, đảo Cam", tức là đảo Wake và đảo Guam. Còn trại "Phó Cha Phi", tiểu bang "Ối Con Sò" tức là trại Fort Chaffee, tiểu bang Arkansas. Nhưng cuối cùng, ai cũng bất mãn khi nghe ông ta nói:
- Nhiều người oán giận mấy ông lớn tham nhũng làm mất nước. Nhưng gia đình tôi thì cám ơn mấy ông ấy. Nhờ mấy ông lớn tham nhũng mà VC chiếm được miền Nam, nên cả nhà, cả họ tôi được đi Mỹ. Bọn tôi đã chuẩn bị cả mấy tuần lễ trước, bán được 2 chiếc tàu đắt giá gấp 10 lần giá năm trước. Tôi mang theo được tất cả vốn liếng để cho mấy cháu đi Mỹ, như đi du học.
Chắc hẳn, lương tri của ông ta đã bị tệ liệt? Nếu không, tại sao ông ta không nhìn thấy thảm cảnh của đại khối dân chúng? Trong khi gia đình của ông, họ hàng của ông, là những người may mắn hiếm hoi, thoát khỏi thảm họa Cộng Sản, thì hàng triệu người khác: Gia đình tan nát, hay ly tán biệt phương. Người bị đầy ải trong ngục tù. Kẻ sa vào ách đô hộ Mác-Lênin, cuộc sống lầm than, nghèo khổ. Dân chúng VN lũ lượt kéo nhau đi vượt biển tỵ nạn. Máu và nước mắt của thuyền nhân lai láng khắp nơi trên biển Đông.
Hôm ấy, Bình nghĩ thầm như vậy rồi đứng dậy, đi ra khỏi phòng ăn. Từ đó đến nay, mỗi lần đi ăn, kể cả sáng hôm nay, Bình không muốn gặp lại ông "Danh Ca" ấy nữa.
- Anh Bình! Anh Bình! "Lôi Thiên 3" xuống đây... Xuống đây nói chuyện với anh em cho đỡ buồn.
Bình nghe gọi tên mình, kèm theo danh hiệu khi bay hành quân thì xoay người lại phía sau. Đúng là anh em Không Quân ở Biên Hoà --- đang đứng ở phía cuối hàng. Người vẫy tay. Kẻ to tiếng, gọi Bình "nhập cuộc", tán gẫu với họ trong khi chờ đợi vào phòng ăn.
- Tại sao không?
Bình mỉm cười và hỏi lại họ như thế, rồi "nhập cuộc". Thật ra, ngày nào cũng vậy, mỗi lần đi ăn, người tỵ nạn ở đảo Wake thường "tụm năm túm ba" bàn luận, hỏi thăm nhau, hay thuật lại cho nhau nghe những chuyện hy hữu xẩy ra hồi miền Nam thất thủ.
Bình còn nhớ, mấy ngày đầu tiên đến đảo Wake. Anh và Thu Mai "năng nổ" hơn nhiều người khác. Khi đi khai lý lịch cũng như khi đứng xếp hàng đi ăn, hễ gặp ai, hai người cũng "xúm lại", hỏi thăm tin tức, hay kể lể sự tình. Nào là chuyện về ông bà Hữu --- song thân của Thu Mai ở Thị Nghè. Nào là chuyện của Tuấn và Diễm Hiền, của Thảo và bé Hạnh ở Biên Hoà. Có lẽ, đậm nét nhất trong ký ức của Bình là chuyện xẩy ra trong nhà ăn Xanh.
Hôm ấy, Bình và Thu Mai gặp người đồng cảnh, cư ngụ ở khu nhà thờ Thị Nghè. Ông ta kể lại rằng, vào khoảng 12 giờ trưa ngày 30-4-1975 thì bọn VC nằm vùng trong xóm, xuất đầu lộ diện. Chúng đột nhập vào nhà ông, bắt ông về "tội" mà chúng cáo buc là "làm tay sai cho CIA". Ông xin chúng thương tình, xét lại:
- Từ trước đến nay, tôi có biết CIA là cái quái gì đâu! Oan cho tôi quá.
Lúc ấy, ông đang cởi trần --- chỉ có chiếc quần cụt che thân. Nên ông phải năn nỉ nhiều lần, chúng mới cho vào phòng trong để "mặc áo". Trong khi vợ con của ông khóc lóc ẫm ĩ thì ông nhanh trí. Thay vì vào phòng "mặc áo", ông trèo qua tường ở phía sau nhà, rồi leo lên mái tôn, tuột xuống phía bên kia đường và trốn thoát.
"Vĩnh biệt vợ con, lòng đau như cắt, tôi không kịp... không thể nào nói... đôi lời trăng trối! Tuổi già sức yếu, vài ba năm nữa là xuống lỗ, làm sao vợ chồng tôi có thể gặp lại nhau? Đứa cháu nội tôi gần 3 tuổi, đang bập bẹ tập nói. Mỗi lần.... tôi đi đâu về thì nó lon ton chạy ra cửa, đòi ông nội bồng".
Bình ngậm ngùi, nghe ông ta khóc mếu, kể lại tâm sự. Còn Thu Mai thì chạnh lòng trước cảnh gia đình ly tán, sụt sùi khóc theo.
*
Bây giờ, trở lại chuyện xếp hàng vào nhà ăn Xanh. Nghe anh em Không Quân nói chuyện về tình cảnh của đồng đội và đồng bào ở quê nhà, Bình chỉ còn biết "than vắn thở dài".
- Đêm hôm qua, mình nghe đài VOA.
- Có tin gì lạ không?
- Không có gì lạ hơn là bài bình luận thời sự.
- Anh tóm lược nội dung.
- Đại ý là Cộng Sản VN đang áp dụng đường lối cai trị bằng bao tử. Gia đình nào cũng phải có sổ hộ khẩu để mua thực phẩm. Hiện thời, nhiều người phải ăn bo bo thay cho cơm. Ở Sài Gòn và các thành phố lớn như Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ, hàng chục ngàn người bị đuổi ra khỏi nhà. Không những tài sản bị tịch thu mà chủ nhà và gia đình còn phải đi đến vùng "Kinh Tế Mới".
Khổ nhất là các gia đình Quân Nhân, Công Chức VNCH -- đang bị công an VC hạch hỏi và hăm doạ. Có nhiều thiếu phụ còn trẻ, chồng đi tù VC, đã bị dụ dỗ, bị ép buc làm vợ bé, hay cặp bồ với công an, hoặc Bộ Đội. Làm như vậy, mấy cô, mấy bà mới có tiền nuôi con và tránh khỏi bị hạch hỏi, hay bị hăm dọa.
Trong khi anh em Không Quân nói chuyện ồn ào thì Bình đứng lắng nghe, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía bờ biển, lo nghĩ liên miên về Tuấn và Diễm Hiền; về Thảo và bé Hạnh. Anh chỉ còn biết cầu mong cho Diễm Hiền và Thảo, thoát khỏi thảm cảnh đoạn trường.
No comments:
Post a Comment