Cuộc Di Tản Của Tiểu Khu Bình Thuận Vào Những Ngày Cuối Tháng 4-1975
Thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, làm cho tháng 4-1975 mùa hè hoa phượng, không còn thơm nồng trong những trang lưu bút. Khắp nơi, những trận đánh long trời lở đất đã diễn ra hằng ngày, càng lúc càng ập sát Phan Thiết cũng như Sài Gòn. Trong cơn mưa rào nước mắt tháng tư, mọi người ai cũng cố dầm mưa, để níu lấy một chiếc giây diều tuổi nhỏ, đang mong manh sắp đứt , giữa cơn bão tố loạn cuồng.
Năm đó mưa đến sớm bất ngờ theo với tiếng súng nổ. Phía xa trên đỉnh Trường Sơn, lưa đạn cùng với giông chớp làm rung động đất trời. Những người lính trận Bình Thuận, đêm ngày phờ úa với chiếc ba lô và đạn súng, chạy theo cơn lốc giữa đời nhưng không biết rồi đời sẽ đi về đâu, vào những ngày tháng tư lửa loạn.
Suốt thời tuổi thơ sống ở Phan Thiết, đã quen với màu hoa phượng vỹ ven đường và tiếng ve rên tỉ tê trong gốc vông, một niềm chờ đợi. Nhưng sao tháng tư năm đó, màu hoa phương kể cả tiếng ve ran, như đã đổi thay một cách lạ lùng. Bởi vì màu phương không còn là má em hồng thắm mỗi khi e thẹn, còn tiếng ve lại nỉ non rên khóc, khiến cho người lính trận thêm đứt ruột, buồn rầu.
Những ngày tháng tư, Phan Thiết càng lúc thêm cô quạnh, vì một số lớn người thành phố có phương tiện, đã nối tiếp di tản về nam lánh tai ương chiến nạn. Nhưng ai còn lại, cũng ở lỳ trong nhà vì thời thế không biết đâu mà mò. Khắp nơi, ngoài gió mưa, bom đạn, gần như chỉ còn có những người lính trận, lúc nào cũng nhạt nhòa vì lệ và giọt mưa cô đơn, lăn veo trên hai khóe mắt. Cứ đánh nhau và tiếp tục thay phiên chôn xác đồng đội, đồng bào bạn bè, giữa những cơn mưa sau chiến trận. Thảm nhất là lúc mà cỏ xanh vữa phủ đẹp trên nấm mộ của người lính, thì tháng 5-1975 mất nước, vài ngày sau đó, người chết tử thi chưa rã, đã bị dầy mồ để trả thù. Tháng tư, những căn hầm tránh đạn của lính , ngày mưa đêm gió, nước ngập tới võng, khiến cho lính lẫn quan, cứ mở to đôi mắt để mà nghe tiếng nước , từ trời ùa vào hầm sắp ngập tới bụng mình.
Thân phận của người lính miền Nam là như vậy. Ngoài kia bom đạn của cả hai phía, ác liệt từng giây. Phải cám ơn những giọt mưa đã làm nhạt nhòa nước mắt của người lính, bao chục năm đã sống âm thầm, chịu đựng hy sinh, giữa một xã hội vong ân bạc nghĩa như chưa từng biết đến nỗi đau thương và chết chóc bao giờ.
Ra đời trong một đêm mưa đại bác, thời gian Pháp và Việt Minh đánh đấm loạn ngầu, ngay trong những đường phố Phan Thiết. Năm 1945 Việt Cộng cướp chính quyền, ba má bỏ thành phố, gánh anh em tôi, giữa cơn mưa chạy loạn. Từ đó cho tới nay, mưa và khói lưa cứ theo tôi hành hạ một đời. Ở đây nơi quê người, vậy mà cũng đã mấy chục mùa mưa đợi chờ thương nhớ. Năm nay tháng tư tuổi già, nhưng mà hồn sao vẫn cứ ngơ ngác , như muốn chực ôm choàng lấy mùa hè, hoa phượng . Ngồi trong nhà đếm giọt mưa tí tách, lại cứ tưởng tiếng mưa năm nào, gõ nhịp trên tàu chuối sau hè. Mưa Phan Thiết giống mưa Hạ Uy Di, bất chợt từng cơn đổ mưa như trút nước và ngưng. Nhưng mưa nào cũng buồn, nhất là những ngày tháng tư gợi nhớ, năm nao ngày mưa hò hẹn tình đầu. Năm nay cũng vẫn năm nào, một mình cứ chạy ngược thời gian, trở về tuổi thơ, vẫn còn núp lén đâu đó. Cuối cùng rồi cũng nắm được áo em, đồng đội trong giọt nước mắt cuối đời, khi chuyến tàu ngườc đường dỹ vãng, vừa ghé ga Phan Thiết, đúng vào những ngày tháng tư mất nước, của hăm chin năm về trước, mà khóc và cô đơn trong nổi đổi đời..
1-NHỚ VỀ NGƯƠI CHỈ HUY CŨ TẠI BÌNH THUẬN :
Giờ G, ngày N của liên quân khối cọng sản đệ tam quốc tế, tại Sài Gòn là 24 giờ ngày 29-4-1975. Đây là kế hoạch của Lê Duẩn , đặt ra cho tất cả các lộ quân Bắc Việt, các đội biệt động nằm vùng, đơn vị đặc công và cán bộ đảng, cán bộ chính trị..ngoi lên để đánh chiếm Sài Gón. Tại Phan Thiết, trái lại đã không có giờ G hay ngày N, vì từ năm 1955 tới 1975, VC và Việt gian Bình Thuận, lúc nào cũng có kế hoạch giờ G, ngày N, để chiếm cho được vùng đất, mà nhân gian thường gọi đó là ' biển bạc, rừng vàng'.
Sau tết Mậu Thân 1968, dù tránh được tám máu và cảnh xác người quốc gia cột đá neo ghe, sau ba lần bị cọng sản tấn công. Nhưng tình hình an ninh tại Bình Thuận càng thêm rối ren, vì việt gian bên trong, việt cộng bên ngoài và trí thức, nhà giàu toa rập với sư-cha, đâm sau lưng người lính..Dù đả thay tỉnh trưởng từ Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân tới Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, nhưng tình hình càng tuyệt vọng, nhất là trong giai đoạn Quân Mỹ sắp rút về nước, càc đơn vị chính qui đang tăng phái cho Bình Thuận như SD23BB, Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh, cũng rục rịch di chuyển , để đáp ứng với nhu cầu chiến thuật, chiến lược của giai đoạn quân sự.
Trong bối cảnh sống còn của một tỉnh lớn và quan trong nhất Miền Trung. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cũng như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, quyết định thay thế hai tỉnh trưởng Bình Định và Bình Thuận. Như vậy, cuối năm 1969, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Trưởng Phòng 2 của Quân Đoàn, được chỉ định rời Pleiku xuống Phan Thiết, làm Tỉnh Trưởng Bình Thuận, thay thế Đại tá Đàng Thiện Ngôn.
Cũng từ đó, nhờ tài thao lược, sự can đảm dấn thân nhưng trên hết là công lao góp phần xương máu của tất cả dân, quân, cán, chính Bình Thuận..cũng như những đơn vị tăng phái, mà quan trong nhất là không quân. Đó là những chiến sĩ can trường, thuộc Không Đoàn Ó Đen, của Trung Tá Khôi, đóng tại phi trường Bửu Sơn-Phan Rang. Trong số này có người hùng Lý Tống,lái những con chim sắt phản lực A 37, hàng ngày nhởn nhơ trên khắp các vòm trời Bình Thuận, từ chiến trường bất chợt cho tới các khu vực được oanh kích tự do, tại các mật khu Lê Hồng Phong, Nam Sơn..rừng nuí không có người ở. Do sự phối họp nhịp nhàng chiến thuật, giữa tiểu khu và không đoàn, nên tất cả các cuộc hành quân vào mật khu hay sào huyệt của giặc, luôn là sự phối hợp giữa bộ bình dưới đất và oanh kích trên đầu, khiến VC hoang mang, rồi nghi kỵ phe mình có gián điệp. Ngoài ra, không thể không nhớ tới sự yểm trợ tích cực của Hải quân Hoa Kỳ, với các pháo hạm hoạt động ngoài hải phận quốc tế, dọc theo lãnh hải VN, trong đó có Bình Thuận. Trong thời gian hai phía thi hành cái gọi là Hiệp Định Ba Lê 1973 BỊP, do Nixon-Kissinger dàn dựng để tái đắc cử Tổng Thống và bán đứng VNCH. Bình Thuận được thông báo, là Hải Quân Hoa Kỳ có lệnh yểm trợ cho Tiểu Khu, trong thời gian này. Để hoàn thành nhiệm vụ, tránh pháo nhầm khu vực dân cư và quân ta, Hạm Đội Mỹ cần thả máy điện tử (sensors), tại các khu vực có hay khả nghi là vùng giặc đóng, để tiện theo dõi và phản ứng khi cần. Từ năm 1969-1975, ai cũng biết Đại Tá Nghĩa là cấp chỉ huy năng động, thường tới các tiền đồn, ấp xã, phân chi khu, hay Đơn vị Nghĩa Quân hoặc Xây Dựng Nông Thôn, vùng hẻo lánh, để ngủ đêm. Cho nên ta cũng không lạ khi biết chính Đại Tá Nghĩa, rủ ông cố vấn Mỹ của Tiểu Khu là Phillip Cook, cùng với mình và con trai là Ngô Tấn Lể và một phi công, thực hiện phi vụ đầy nguy hiểm này. Đây cũng là một cách, trả lời cao thượng cho người Mỹ biết, không phải QLVNCH, ai cũng không chịu chiến đấu hoặc hèn nhát. Đó chỉ là thiểu số, vì nếu cứ nghĩ theo người Mỹ nói, chắc VNCH đã bị Hà Nội đô hộ từ lâu đời, chứ không phải tới tháng 4-1975.
Bình Thuận đất rộng người thưa nhưng lại là một địa phương rất phức tạp về sắc tộc và tín ngưỡng. Người Kinh tuy chiếm đa số nhưng phần lớn sinh sống tại thị xã Phan Thiết và các quận phía Nam. Tại bốn quận miền bắc gồm Hòa Đa, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong..gần như là giang sơn của người Tàu-Nùng và người Chàm. Trong tỉnh, ngoài Phật và Thiên Chúa Giáo là hai tôn giáo chính, còn có các tín ngưỡng dân gian như Thờ Cúng Nam Hải Đại Tướng Quân của ngư dân, Thờ Cúng Thầy Chúa trên Đảo Phú Quý, Hồi giáo và Bà La Môn của người Chàm cũng như các tôn giáo Tin Lành, Bà Hai, Cao Đài..Nói chung, trong thời gian làm tỉnh trưởng, Đại Tá Nghĩa dùng quân sự để chống Việt Cộng, Việt Gian và sử dụng tình cảm, ngoại giao, để thu phục lòng người. Nhỡ vậy mà suốt thời gian còn lại của Bình Thuận, coi như không có biểu tình, xuống đường và cảnh đâm sau lưng chiến sĩ như các thời tỉnh trưởng khác, nhất là mấy năm Trung Tá Điệp Viên Bắc Việt Đinh Văn Đệ (1965-1967).
Trong những việc làm đầy ý nghĩa nhất của Chính quyền VNCH lưu lại sau ngày 30-4-1975, ngoài phố xá đẹp đẻ, dân trí được giáo dục mở mang và ngôi trường Trung Học công lập Phan Bội Châu uy nghi nề nếp, còn có hai công trình văn hóa do Đại Tá Nghĩa thực hiện, đó là Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đứng trước Tòa Hành Chánh Tỉnh, kế dòng sông Cà Ty. Tượng đài đêm ngày nhắc nhớ dân chúng cũng như quân nhân các cấp, phải trung thành với dân nước, hy sinh cho chính nghĩa quốc gia dân tộc, để không bị cười chê là hạng tiểu nhân, phản bội, thấy lợi đã chạy theo Việt Cộng, hại nước, phản dân, ngàn năm mang tiếng là Việt Gian hèn hạ. Ngôi tượng thứ hai là Tượng Phật Bà Quan Âm, ngự trên đỉnh cao nhất của đồi Bà Nài, kế lầu ông Hoàng, nơi xảy ra mối tình diễm tuyệt của Hàn mạc Tử và Mộng Cầm, một thời hoa mộng. Tượng Phật Bà đứng quay mặt hường về Biển Đông trùng hằng sóng vổ, với đôi mắt nhân từ và bàn tay mở rộng, như hằng sẵn sàng cứu trợ nhân sinh, trong những phút phong ba bảo táp.
Tất cả mọi sự chẳng qua cũng chỉ làm để thu phục nhân tâm, trong một tỉnh mà cộng chung Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian như Đạo thờ Cúng Ong Bà, Thờ Cúng Nam Hải Đại tướng Quân, Thầy Chúa, Lão Giáo, Bà Hai, Cao Đài với số tín đồ chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh, thì cái sự mà Tỉnh trưởng mời phe đối lập như Vũ văn Mẫu, Hồng Sơn Đông, Phật giáo Ấn Quang..tới cắt băng khánh thành hai pho tượng để đời trên, xét cho cùng, là một thái độ khôn ngoan của người chỉ huy toàn tỉnh.
Thế nhưng cũng từ đó, Đại Tá Nghĩa đã bị báo cáo tới Tổng thống Nguyễn văn Thiệu là thiên vị, ngả theo phe Dương văn Minh. Cũng may trong cuộc bầu cử 1971, Tổng thống Thiệu tái đắc cử, tại Phan Thiết, Trương Gia Kỳ Sanh lọt sổ, nhường ghế cho Nguyễn Quốc Biền (công giáo) và Đinh Xuân Dũng (Phật Giáo).nên Đại Tá Nghĩa mới được để yên, và cũng nhờ vậy mà Bình Thuận-Phan Thiết, tiếp tục chiến đấu cùng giặc Cộng, cho tới giờ phút cuối cùng vào ngày 19-4-1975.
Con người trên cõi đời này, có ai dám vỗ ngực nói ta là tốt hay đúng hoàn toàn. Suốt thời gian làm tỉnh trưởng Bình Thuận, Đại tá Nghĩa cũng đâu có ngoại lệ, nên chắc chắn là cũng có lúc sai lầm . Những lời đồn đãi về việc không phát lương cho lính trong tháng 3-1975 hay lớn hơn là chuyện khai quang ủi đất ở Lương Sơn..Nhưng tuyệt đối nói Đại Tá Nghĩa tham nhũng, nuôi lính ma lính kiểng, bán chức quận hay các đơn vị trưởng tiểu đoàn, đại đội..là chuyện khôi hài, kể cả con nít cũng không tin. Vì thời gian 1969-1975, Bình Thuận chống tham nhũng dử tợn. Những Nguyễn Quang Chùy (Trưởng Ty Xã Hội), Thiếu tá Nguyễn Thanh Xuân (Quận trưởng Tuy Phong), Trung Uý Hàng Cà (sĩ quan Ban 4/Chi khu Tuy Phong.) và hằng trăm hằng ngàn những sâu bọ khác bị bứng ghế, vào tù ..đủ nói lên sự cương quyết làm sạch xã hội và guồng máy chánh quyền Bình Thuận. Một cấp chỉ huy bê bối mà dám hành động tày trời như thế, thử hỏi làm sao sống yên với Trúc Viên, Lê văn Tho, Nguyễn Ngọc Hương (Sóng Thần), Phú Ngữ (Điện Tín), Đinh Xuân Dũng (Dân Biểu Đối Lập)..
Theo Đại Tá Nghĩa, thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bắt đầu nghi kỵ Ông từ sau cuộc bầu cử 1971. Chắc là tình hình chính trị càng lúc càng rối ren, nên Tổng Thống phải để yên. Sau này ở Mỹ, khi còn sinh tiền, có lần Tổng Thống Thiệu tới thăm Đại tá Lưu Yểm, tỉnh trưởng Biên Hòa, ở Baloxi-Mississipi, đã tránh né không muốn tiếp Đại Tá Nghĩa. Tóm lại con người có cái nhầm lẩn lớn, là lúc nào cũng tưởng mình hiểu rõ lịch sử, trong khi lịch sử thì ngược lại chỉ là những mơ hồ và huyễn hoặc. Nói đúng hơn, như Alexis Tocqueville nói :' lịch sử đâu có khác chi một cuộc triển lãm, tranh vẽ thì ít , trái lại bản sao và phóng tác thì nhiều. Đó là nơi bất tường của quá khứ. Người ta hay mượn những con số, ngày tháng chính xác, để trộn vào đó những tưởng tượng, rồi kết luận là lịch sử '. Nói cách khác, ngay cả những người có vai trò lớn trong lịch sử, phần lớn ,cũng đều không nói sự thật.. Điển hình là Hồ Chí Minh, Nixon, Kissinger, Bill Clinton..Đọc sử là đọc những sự kiện có rồi, được chép lại, sau khi bị lọc lựa qua lăng kính của thời họ sống. Cho nên khi nói tới một giai đoạn lịch sử, có liên quan tới nhân vật còn sống, rất khó giữ bình tỉnh, để mà nhận định trong lúc bên tai rạt rào những bia miệng bia đời.
Dù gì chăng nửa, trong một xã hội đầy nhiễu nhương loạn lạc. Đội trên, đạp dưới, trí thức mượn đầu heo nấu cháo để vinh thân phì gia. Những cấp chỉ huy củ tại Bình Thuận như Lưu Bá Châm, Đàm văn Quý, Nguyễn Khắc Tuân , Phạm Ngọc Cửu..và nhất là Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, xét cho cùng khi xếp hạng, cũng vẫn tốt hơn hằng trăm ngàn lần, những sâu bọ khác đội lớp người, làm quan, làm tướng, chính khứa, khoa bảng, sư-cha..mà chỉ hại dân, hại nước, khiến cho VN ngày nay, vào thế kỷ 21, mà vẫn còn ngoi ngóp trong vũng bùn ô uế, dưới gót sắt tù gông nô lệ của rợ Hồ.
2-CUỘC DI TẢN CỦA TIỂU KHU BÌNH THUẬN, VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 4-1975 ,
Ngày 16-4-1975, phòng tuyến Phan Rang vỡ, trước sự tấn công biển người của mấy sư đoàn và tăng pháo Bắc Việt. Các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang, Đại Tá Nguyễn Thu Lương..cũng như hầu hết các sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy/Tiền Phương của QD3, đều sa vào tay giặc tại chiến trường, ngoại trừ Tư Lệnh SD2BB là tướng Trần văn Nhựt, phóng lên máy bay, vù ra tàu HQ đậu ngoài Vịnh Ninh Chữ, nên thoát nạn. Cũng trong ngày, quân Bắc Việt ào ạt theo quốc lộ 1, qua Cà Ná, tiến vào lãnh thổ Bình Thuận. Giờ thứ 25 đã tới, một số quân cán chính Tuy Phong được tàu HQ vớt tại Cà Na. Nói chung, toàn thể quân cán chính bốn quận miền Bắc như Tuy Phong, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Hòa Đa, kể cả Tiểu Đoàn 274/DPQ của Thiếu Tá Xuân, làm Tiểu Đoàn trưởng, đóng tại Cầu Đá Chẹt, cũng rút theo các Bộ Chỉ Huy Chi Khu, tại Phan Rí Cửa. Như vậy từ đó, ranh giới của VNCH và Bắc Việt là Núi Tà Dôn, trên Quốc lộ 1, chạy ra tới quận Hải Long, trên bờ biển Đông. Cũng trong ngày 16-4-1975, chi khu Thiện Giáo do TD230/DPQ của Đại Uý Mai Vi Thành và TD /DPQ của Thiếu tá Tư, cũng được lệnh, rút về gần Phan Thiết. Như vậy Bình Thuận đã bỏ ngỏ 5 chi khu, chỉ còn lại các chi khu Hải Long của Thiếu Tá Hàng Phong Cao, chi khu Hàm Thuận của Thiếu tá Dụng Văn Đối, Xã Phan Thiết của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Hải nhưng quân số vẫn còn nguyên vẹn. Hai BCH/TK, một của Đại Tá Nghĩa, đóng tại Lầu Ông Hoàng, một của Trúng Tá Trí, TKP kiêm Tham Mưu trưởng, đóng tại Duyên Đoàn 28 Phan Thiết. Tại Hàm Thuận, tình hình an ninh khả quan vì Quận Đối đã tổ chức lại các đơn vị DPQ thành Liên Đoàn DPQ.Hàm Thuận, gồm có TD275/DPQ của Thiếu Tá Bình, TD229/DPQ của Thiếu Tá Tiến , các Đại Đội biệt lập và các Liên Đội Nghĩa Quan, các toán Xây Dựng Nông Thôn..đóng rải rác khắp xã ấp, từ Mường Mán về tới chi khu.
Tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, nằm trên ngọn đồi sát biển, thuộc ấp Kim Hải, xã Kim Bình, kế phi trường và hải cảng, cũng được các Đơn Vị DPQ. Hàm Thuận và nhất là sự hiện diện của 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân, thuộc Liên Đoàn 24 BDQ, rút về từ Tiểu Khu Quảng Đức, nằm tại Phi trường Phan Thiết, chờ phương tiện di chuyển về Nam, bảo vệ. Tóm lại, từ đầu tháng 4-1974, Chỉ Huy trưởng QYV/DMH là Thiếu tá Đạm, cùng lúc với Quận trưởng Thiện Giáo là Thiếu tá Lê Văn Thông, bỏ đơn vị , trốn về Sài Gòn, sau đó cả hai, cõng vợ con vàng bạc , đeo máy bay Mỹ di tản sang Hoa Kỳ vào ngày 30-4-1975. Nhưng tình hình Quân Y Viện vẫn không thay đổi, một mặt tiếp tục bổn phận nghề nghiệp, cứu chữa cho các thương bệnh binh, mặt khác tổ chức phòng thủ doanh traị . Đây là truyền thống đã có từ thời Thiếu Tá Lãng, làm CHT , nên trong Tết Mậu Thân 1968, QYV đã chống lại sự tấn công của VC rất hữu hiệu. Từ đầu tháng 4-1975 cho tới khi được lệnh di tản vào sáng ngày 19-4-1975, cơ cấu chỉ tại QYV gồm có : -Đại Uý Y Sĩ Lê Bá Dũng (con của Thầy Lê Bảo, Hiệu trưởng trung học tư thục Bạch Vân), Chỉ Huy Phó/QYV-XLTV Chỉ Huy trưởng. - Đại Uý Y Sĩ Nguyễn Văn Lâm, trưởng Khối Giải Phẫu-XLTV/Chỉ Huy Phó. - Đại Uý Hành Chánh Nguyễn Văn Tư, Trưởng ban tài chánh, kiêm Phát Ngân viên. - Trung Uý Trợ y Tôn Thất Phùng ( PBC 57-64, con Phó TT/BT Tôn Thất Tương). - Trung Uý Phạm Văn Công, sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị..
Bắt đầu ngày 18-4-1975, tình hình Phan Thiết đã hỗn loạn. Quân Bắc Việt từ các hướng, tấn công các Đơn Vị DPQ tại các phòng tuyến trên Liên tỉnh lộ 8, Phú Long..bằng biển người và tăng pháo hiện đại của Nga-Tàu và khối cọng sản Đông Âu. Trong lúc đó Bình Thuận chỉ có các Đơn Vị Địa Phương Quân-Nghĩa Quân-Cảnh sát Dã Chiến và Xây Dựng Nông Thôn, không có pháo binh, không yểm. Tàu Hải Quân của Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải , do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm tư lệnh, chạy đầy ngoài biển nhưng cũng không thể nào yểm trợ hải pháo cho quân bộ bên trong, vì nước cạn và tàu thì không dám cặp sát bờ, sợ bị bắn trúng như tại Biển Cà Ná ngày 16-4-1975.
Do tình hình trên, lần lược các phòng tuyến đều vở, BCH/TK của Đại tá Nghĩa phải bỏ Lầu Ông Hoàng, rút theo bờ biển từ Phú Hài về Thương Chánh và được một ghe đánh cá chở ra chiến hạm. Trung Tá Trí thì rút theo Duyên Đoàn 28, còn Phó Cửu, Trung Tá Mai Lang Luông và các viên chức hành chánh, cũng được một tàu đánh cá dân sự, chở thẳng tới Vũng Tàu. Riêng chiếc trực thăng của Đại Tá Nghĩa, đã được viên phi công lái giùm về Sài Gòn, vào ngày 17-4-1975, để kịp thời gian di tản ra hạm đội Hoa Kỳ. Còn Chi Khu Hải Long của Thiếu Tá Cao cũng rút bằng tàu. Các Đơn vị DPQ phòng thủ trong thị xã như DD206 Thám Sát Tỉnh Của Đại Uý Lê Văn Trò, DĐ948 của Đại Uý Mai Xuân Cúc, khi VC tràn ngập Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Bình Thuận, đã được Thiếu Tá Cư, Yếu Khu trưởng yếu Khu Phan Thiết, cho lệnh lội băng sông Cà Ty, tìm cách tập trung tại Bến Tàu Kim Hải, để các chiến hạm Hải Quân , chở về Nam.
Tóm lại dù quân Bắc Việt, đã làm chủ Thi Xả Phan Thiết, đêm 18-4-1975 nhưng giặc vẫn không dám tấn công lên Phi trường, Bến Tàu và QYV, vì tại khu vực này, có rất đông các Đơn vị DPQ và 2 Tiểu Đoàn BDQ, cũng như hằng chục chiến hạm xuôi ngược ngaòi khơi. Lúc 8 giờ sáng ngày 19-4-1975, một phản lực cơ A 37, từ Biên Hòa ra bỏ bom đánh sập các cây cầu trên sông Mường Mán . Nhưng phi cơ đã lạc mục tiêu, bom bỏ nhằm khu vực dân cư tại Phố Gia Long-Ngô Sĩ Liên và Nguyễn Tri Phương, làm hư hại nhiều nhà của dân chúng.
Ngày 19-4-1975, lúc 8 giờ sáng, Đại Uý Lê Bá Dũng nhận được lệnh di tản, nên cho phép các quân nhân dưới quyền được tuỷ tiện. Riêng toàn bộ Chỉ Huy/QYV đều xuống tàu, di tản vào Nam. Buối sáng nước thủy triều xuống, nên các Chiến hạm HQ phải đậu ngoài xa nhưng đã thả rất nhiều Tàu Há Mồm LCM vào bờ chở các Đơn Vị. Loại LCM này có thể chở tới hai Thiết vận xa M113, nên công tác chuyển quân hoàn tất lúc 11 giờ sáng cùng ngày. Sau đó, tất cả LCM và Chiến hạm HQ rút ra khơi để đợi lệnh, tới 2 giờ trưa ngày 19-4-1975, thì khởi hành về Vũng Tàu. Như vậy, tại Bình Thuận, cuộc di tản, dù trong giờ thứ 25 nhưng nhờ có tổ chức và trật tự, nên đã thành công tốt đẹp. Các Đơn vị DPQ/Bình Thuận, ngoài Liên Đoàn Hàm Thuận của Quận Đối, di tản đường bộ tới Bình Tuy, hầu hết đã tập trung và được Hải Quân Vùng 2 Duyên Hải, chở tới Vũng Tàu vào lúc 2 giờ khuya, ngày 20-4-1975. Tại Bến Đính, Đại Tá Thị trưởng Vũng Tàu là Vũ Duy Tạo ra đón và ngay trong đêm, quân xa đã dưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, để bổ sung và tái trang bị, tiếp tục chiến đấu khắp các mặt trận tại tỉnh Phước Tuy, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi Dương Văn Minh, dùng quyền Tổng thống và Tổng Tư lệnh Quân đội VNCH, bắt buộc mọi cấp đầu hàng giặc. Từ đó QLVNCH nói chung và người lính DPQ/Bình Thuận mới rã ngủ.
Trong cuộc di tản tháng 4-1975 tại Bình Thuận, làm sao mà quên được một trái tim vĩ đại, đó là Linh Mục Joe Delvelin, người đã dẫn dắt Đoàn con chiên Việt Kiều, từ đất Chùa Tháp về Bình Thuận, vào năm 1970, khi bị dân Kampuchia cáp duồn tận tuyệt.. Từ đó, đồng bào được định cư tại Ấp Bình Tú, kế phi trường Phan Thiết. Riêng Linh Mục Joe, sống thanh bạch với con chiên, trong một căn nhà gỗ tiền chế, thanh bạch. Và dù có một Trung Đội Nghĩa Quân bảo vệ Ấp nhưng suốt thời gian bao năm, VC vẫn không tha kẻ tu hành, bởi vì ông là người Mỹ, nếu bắt được, thì tha hồ mà đánh đối với chính phủ Hoa Kỳ. Vào những ngày cuối cùng, Linh Mục Delvelin, đề nghị với Đại tá Nghĩa, di tản bằng đường bộ, từ Phan Thiết về Sài Gón nhưng bị từ chối vì không thể nào thực hiện được, khi VC đã bít rừng lá, còn Xuân Lộc thì đang đại chiến long trời lõ đát , từ ngày 8-4-1975. Những ngày chót, Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, ra lệnh cho cố vấn Mỹ ở Phan Thiết là Phillip Cook, phải đem cha rời khỏi chiến trường , cùng lược với các cố vấn của Tiểu Khu. Nhưng vị Linh mục này nhất định không chịu bỏ đám con chiên khốn khổ của mình lại Bình Tú, cuối cùng Người Mỹ phải dùng bạo lực mới đem được cha lên máy bay. Tại Sài Gòn, cha bỏ trốn khỏi Tòa Đại Sứ, đi kiếm các lực lượng của Tiểu Khu Bình Thuận, nhờ guíp các con chiên của mình còn bị kẹt trong vùng giặc chiếm. Ngày 30-4-1975, Toà Đại Sứ phải tìm kiếm khắp nơi, mới chở Cha về Mỹ. Nhưng rồi Ông lại xin Chính Phủ, cho trở qua Thái Lan, phục vụ Trong Trại Tị Nạn Cọng Sản của Người Việt tại Sông Khai. Tại đây, Cha đã hết lòng bênh vực Người Việt tị nạn, chống lại sự đàn áp của bọn Thái Lan. Đến khi sức khỏe quá suy yếu, cha mới chịu về lại Hoa kỳ và qua đời tại quê hương là Tiểu bang Utah.
3-BÌNH THUẬN, TIỀN RỪNG-BẠC BIỂN :
Xưa nay, khi nhắc tới tỉnh Bình Thuận, mọi người hay dùng cụm từ ngữ ' Tiền Rừng-Bạc Biển ', ngụ ý nói về một vùng đất giàu có về tiềm năng ngư nghiệp, hải sản và nghề làm nước mắm cá biển, nổi tiếng ngay từ hồi Pháp thuộc.
Theo lời Đại tá Ngô Tấn Nghĩa cho biết, Bình Thuận ngoài tiềm năng ngư nghiệp trên, còn làvùng đất có hai tài nguyên quý hiếm, đó là Vàng Chìm trong Biển và Dầu Hoả ở gần thềm lục địa Phan Thiết. Giữa năm 1974, có hai người tên là Charles Bauduoin (hay Charles Đức, một Pháp kiều gốc Việt) và người khác tên Allan Pang (Một Sĩ quan Nhật, gốc Đại Hàn). Theo Pang, trong Đại chiến thứ 2, Nhật đã vơ vét vàng bạc của các nước Á Châu, trong đó có Đông dương thuộc Pháp. Tất cả của cải cướp đoạt này, Nhật đem nấu và nguỵ trang thành những sợi lòi tói, sơn màu hắc in, để trên tàu và chở về Nhật Bổn. Đoàn tàu gồm 18 chiếc ra khơi, nhưng bị gián điệp Đồng Minh phát hiện, gọi phi cơ Mỹ tới đánh bom, chìm tất cả từ biển Bình Tuy ra tới Nha Trang. Cũng theo Pang, thì trong khu vực tỉnh Bình Thuận, có ít nhất 8 chiếc tàu chở vàng bị chìm. Vì không dám cho Hải Quân biết, nên những người đi mò vàng chỉ mướn các thợ lặn, nên đầu năm 1975 chỉ mới tìm được xác một con tàu nhưng không có vàg mà chỉ thấy những thùng chưa chất hàn Antimoine. Điều này cho thấy những lời đồn đại , có thể là thật nhưng vàng thì biết đâu mà mò. Có điều sau ngày 30-4-1975, Bắc Việt hoàn toàn làm trùm cả nước, thì Charles Đức vẫn ở lại và hợp tác với giặc, nên được Mai Chí Thọ, em ruột Lê Đức Thọ, lúc đó là trùm Công An, nên ban phát cho Charles Đức rất nhiều quyền hành, kể cả việc đưa nhà hàng nổi Mỹ Cảnh về làm ăn tại bến Sài Gòn. Sauk hi Mai Chí Thọ bị hạ bệ, Đức cũng theo chủ chìm xuồng. Nhưng việc tìm vàng dưới biển, không biết đã tới đâu vì hoàn toàn bí mật. Có điều bao năm qua, trên biển Đông, nhất là ngoài hải phận từ Nha Trang về Bình Tuy, không lúc nào vắng bóng những con tàu của người Nhật và nhiều nước khác, mượn cớ khảo cứu đáy đại dương nhưng thực chất, ai biết được chúng làm gì. Mới đây, ngư dân Tuy Phong đã phát hiện được một chiếc tàu chìm ngoải khơi , gần Phú Quý, đã trục vớt, tìm thấy nhiều cổ vật giá trị của Trung Hoa, từ thòi nhà Minh..Cổ vật được Việt Cộng Bình Thuận, cũng như Trung Ương , chia chác đem bán cho ngoại quốc, trong đó có Anh, Úc và Hồng Kông. .mà báo chí khắp nơi đều nhắc tới.
Đầu năm 1973, khi hiệp định Ba Lê sắp ký kết, thì Paul Van, Cố vấn trưởng của Mỹ tại QD2, có gởi tới Bình Thuận một đoàn chuyên gia khai thác dầu hoả, từ Mỹ tới Bình Thuận, để lập kế hoạch tìm dầu cũng như thiết lập một xưởng lọc dầu ngay tại Phan Thiết. Sau đó, các huyên gia cho biết . biển Phan Thiết có mỏ dầu nhưng số lượng dự trữ quá ít, không có đủ tiềm năng để tục hiện thị trường kinh tế. Rồi thì Paul Van tử nạn máy bay, Nixon từ chức Tổng thống Mỹ vì bị tố cáo nghe lén điện thoại của đảng dân chủ..khiến cho kế hoạch bị chìm xuồng, theo với sự sụp đổ của VNCH ngày 30-4-1975.
Năm ngoái, VC tuyên bố đả tìm thấy gần bờ Phan Thiết bốn mỏ dầu lớn, trong đó hai mõ đã bán cho công ty dầu Chevron của Mỹ khai thác. Mới đây lại nghe tin, VC sắp bán đứt đảo Phú Quý, cho các đại công ty da trắng, để biến nơi này thành một hải cảng quốc tế. Tin này rất phù hợp với nguồn tin của VC sắp lập một thành phố trên biển. Dù gì chăng nửa, thì Đảo Trường Sa hiện nay thuộc Huyện Phú Quý của Tỉnh Bình Thuận . Do trên VC hiện di chuyển rất nhiều súng đạn ra hải đảo, coi như một hậu phương yểm trợ trực tiếp cho Trường Sa. Nên nguồn tin sẻ đuổi hết dân chúng về đất liền, có thể là thật, vì VC chuyện gì cũng dám làm. Bình Thuận tiền rừng, bạc biển, dù có là chuyện thật, thì ba trăm năm qua, người dân nghèo cũng đâu có hưởng được chút gì, ngoài nhục, hận và máu lệ.
Sau ngày 30-4-1975, hầu hết quân công cán cảnh mọi cấp dều vào tù. Riêng những sĩ quan trong BCH tại QYV cũng không ngoại lệ. Các Đại Uý Lê Bá Dũng, Trung Úy Công học trên 5 năm , nên sau đó được sang Mỹ bằng HO. Đại uý Nguyễn văn Tư chết trong trại Kà Tót, chung với Trung Uý CTCT.Tôn Thất Ái, là anh ruột của Trung Úy Trợ y Tôn Thất Phùng.
Phùng học hai năm, trở về Phan Thiết thì nhà tan cửa nát, anh em cha mẹ cũng không còn. Chán đời nên Tôn Thất Phùng, cạo đầu vào tu tại Chùa Vạn Thiện từ đó tới nay. Bạn bè bên Mỹ duy nhất, chỉ còn Phạm văn Công, lâu lâu gửi về chút tiền còm, đủ mua vải và kim chỉ may áo cà sa . Đời lính là vậy đó, nên kể làm sao cho hết nổi đoạn trường ?
Mường Giang
Thành phố Phan Thiết sau mấy cơn mưa đầu mùa, đẫm đầy nước mắt, máu lệ và đạn pháo kích của quân Bắc Việt, làm cho tháng 4-1975 mùa hè hoa phượng, không còn thơm nồng trong những trang lưu bút. Khắp nơi, những trận đánh long trời lở đất đã diễn ra hằng ngày, càng lúc càng ập sát Phan Thiết cũng như Sài Gòn. Trong cơn mưa rào nước mắt tháng tư, mọi người ai cũng cố dầm mưa, để níu lấy một chiếc giây diều tuổi nhỏ, đang mong manh sắp đứt , giữa cơn bão tố loạn cuồng.
Năm đó mưa đến sớm bất ngờ theo với tiếng súng nổ. Phía xa trên đỉnh Trường Sơn, lưa đạn cùng với giông chớp làm rung động đất trời. Những người lính trận Bình Thuận, đêm ngày phờ úa với chiếc ba lô và đạn súng, chạy theo cơn lốc giữa đời nhưng không biết rồi đời sẽ đi về đâu, vào những ngày tháng tư lửa loạn.
Suốt thời tuổi thơ sống ở Phan Thiết, đã quen với màu hoa phượng vỹ ven đường và tiếng ve rên tỉ tê trong gốc vông, một niềm chờ đợi. Nhưng sao tháng tư năm đó, màu hoa phương kể cả tiếng ve ran, như đã đổi thay một cách lạ lùng. Bởi vì màu phương không còn là má em hồng thắm mỗi khi e thẹn, còn tiếng ve lại nỉ non rên khóc, khiến cho người lính trận thêm đứt ruột, buồn rầu.
Những ngày tháng tư, Phan Thiết càng lúc thêm cô quạnh, vì một số lớn người thành phố có phương tiện, đã nối tiếp di tản về nam lánh tai ương chiến nạn. Nhưng ai còn lại, cũng ở lỳ trong nhà vì thời thế không biết đâu mà mò. Khắp nơi, ngoài gió mưa, bom đạn, gần như chỉ còn có những người lính trận, lúc nào cũng nhạt nhòa vì lệ và giọt mưa cô đơn, lăn veo trên hai khóe mắt. Cứ đánh nhau và tiếp tục thay phiên chôn xác đồng đội, đồng bào bạn bè, giữa những cơn mưa sau chiến trận. Thảm nhất là lúc mà cỏ xanh vữa phủ đẹp trên nấm mộ của người lính, thì tháng 5-1975 mất nước, vài ngày sau đó, người chết tử thi chưa rã, đã bị dầy mồ để trả thù. Tháng tư, những căn hầm tránh đạn của lính , ngày mưa đêm gió, nước ngập tới võng, khiến cho lính lẫn quan, cứ mở to đôi mắt để mà nghe tiếng nước , từ trời ùa vào hầm sắp ngập tới bụng mình.
Thân phận của người lính miền Nam là như vậy. Ngoài kia bom đạn của cả hai phía, ác liệt từng giây. Phải cám ơn những giọt mưa đã làm nhạt nhòa nước mắt của người lính, bao chục năm đã sống âm thầm, chịu đựng hy sinh, giữa một xã hội vong ân bạc nghĩa như chưa từng biết đến nỗi đau thương và chết chóc bao giờ.
Ra đời trong một đêm mưa đại bác, thời gian Pháp và Việt Minh đánh đấm loạn ngầu, ngay trong những đường phố Phan Thiết. Năm 1945 Việt Cộng cướp chính quyền, ba má bỏ thành phố, gánh anh em tôi, giữa cơn mưa chạy loạn. Từ đó cho tới nay, mưa và khói lưa cứ theo tôi hành hạ một đời. Ở đây nơi quê người, vậy mà cũng đã mấy chục mùa mưa đợi chờ thương nhớ. Năm nay tháng tư tuổi già, nhưng mà hồn sao vẫn cứ ngơ ngác , như muốn chực ôm choàng lấy mùa hè, hoa phượng . Ngồi trong nhà đếm giọt mưa tí tách, lại cứ tưởng tiếng mưa năm nào, gõ nhịp trên tàu chuối sau hè. Mưa Phan Thiết giống mưa Hạ Uy Di, bất chợt từng cơn đổ mưa như trút nước và ngưng. Nhưng mưa nào cũng buồn, nhất là những ngày tháng tư gợi nhớ, năm nao ngày mưa hò hẹn tình đầu. Năm nay cũng vẫn năm nào, một mình cứ chạy ngược thời gian, trở về tuổi thơ, vẫn còn núp lén đâu đó. Cuối cùng rồi cũng nắm được áo em, đồng đội trong giọt nước mắt cuối đời, khi chuyến tàu ngườc đường dỹ vãng, vừa ghé ga Phan Thiết, đúng vào những ngày tháng tư mất nước, của hăm chin năm về trước, mà khóc và cô đơn trong nổi đổi đời..
1-NHỚ VỀ NGƯƠI CHỈ HUY CŨ TẠI BÌNH THUẬN :
Giờ G, ngày N của liên quân khối cọng sản đệ tam quốc tế, tại Sài Gòn là 24 giờ ngày 29-4-1975. Đây là kế hoạch của Lê Duẩn , đặt ra cho tất cả các lộ quân Bắc Việt, các đội biệt động nằm vùng, đơn vị đặc công và cán bộ đảng, cán bộ chính trị..ngoi lên để đánh chiếm Sài Gón. Tại Phan Thiết, trái lại đã không có giờ G hay ngày N, vì từ năm 1955 tới 1975, VC và Việt gian Bình Thuận, lúc nào cũng có kế hoạch giờ G, ngày N, để chiếm cho được vùng đất, mà nhân gian thường gọi đó là ' biển bạc, rừng vàng'.
Sau tết Mậu Thân 1968, dù tránh được tám máu và cảnh xác người quốc gia cột đá neo ghe, sau ba lần bị cọng sản tấn công. Nhưng tình hình an ninh tại Bình Thuận càng thêm rối ren, vì việt gian bên trong, việt cộng bên ngoài và trí thức, nhà giàu toa rập với sư-cha, đâm sau lưng người lính..Dù đả thay tỉnh trưởng từ Trung Tá Nguyễn Khắc Tuân tới Đại Tá Đàng Thiện Ngôn, nhưng tình hình càng tuyệt vọng, nhất là trong giai đoạn Quân Mỹ sắp rút về nước, càc đơn vị chính qui đang tăng phái cho Bình Thuận như SD23BB, Thiết Đoàn 8 Kỵ Binh, cũng rục rịch di chuyển , để đáp ứng với nhu cầu chiến thuật, chiến lược của giai đoạn quân sự.
Trong bối cảnh sống còn của một tỉnh lớn và quan trong nhất Miền Trung. Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, cũng như Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, quyết định thay thế hai tỉnh trưởng Bình Định và Bình Thuận. Như vậy, cuối năm 1969, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Trưởng Phòng 2 của Quân Đoàn, được chỉ định rời Pleiku xuống Phan Thiết, làm Tỉnh Trưởng Bình Thuận, thay thế Đại tá Đàng Thiện Ngôn.
Cũng từ đó, nhờ tài thao lược, sự can đảm dấn thân nhưng trên hết là công lao góp phần xương máu của tất cả dân, quân, cán, chính Bình Thuận..cũng như những đơn vị tăng phái, mà quan trong nhất là không quân. Đó là những chiến sĩ can trường, thuộc Không Đoàn Ó Đen, của Trung Tá Khôi, đóng tại phi trường Bửu Sơn-Phan Rang. Trong số này có người hùng Lý Tống,lái những con chim sắt phản lực A 37, hàng ngày nhởn nhơ trên khắp các vòm trời Bình Thuận, từ chiến trường bất chợt cho tới các khu vực được oanh kích tự do, tại các mật khu Lê Hồng Phong, Nam Sơn..rừng nuí không có người ở. Do sự phối họp nhịp nhàng chiến thuật, giữa tiểu khu và không đoàn, nên tất cả các cuộc hành quân vào mật khu hay sào huyệt của giặc, luôn là sự phối hợp giữa bộ bình dưới đất và oanh kích trên đầu, khiến VC hoang mang, rồi nghi kỵ phe mình có gián điệp. Ngoài ra, không thể không nhớ tới sự yểm trợ tích cực của Hải quân Hoa Kỳ, với các pháo hạm hoạt động ngoài hải phận quốc tế, dọc theo lãnh hải VN, trong đó có Bình Thuận. Trong thời gian hai phía thi hành cái gọi là Hiệp Định Ba Lê 1973 BỊP, do Nixon-Kissinger dàn dựng để tái đắc cử Tổng Thống và bán đứng VNCH. Bình Thuận được thông báo, là Hải Quân Hoa Kỳ có lệnh yểm trợ cho Tiểu Khu, trong thời gian này. Để hoàn thành nhiệm vụ, tránh pháo nhầm khu vực dân cư và quân ta, Hạm Đội Mỹ cần thả máy điện tử (sensors), tại các khu vực có hay khả nghi là vùng giặc đóng, để tiện theo dõi và phản ứng khi cần. Từ năm 1969-1975, ai cũng biết Đại Tá Nghĩa là cấp chỉ huy năng động, thường tới các tiền đồn, ấp xã, phân chi khu, hay Đơn vị Nghĩa Quân hoặc Xây Dựng Nông Thôn, vùng hẻo lánh, để ngủ đêm. Cho nên ta cũng không lạ khi biết chính Đại Tá Nghĩa, rủ ông cố vấn Mỹ của Tiểu Khu là Phillip Cook, cùng với mình và con trai là Ngô Tấn Lể và một phi công, thực hiện phi vụ đầy nguy hiểm này. Đây cũng là một cách, trả lời cao thượng cho người Mỹ biết, không phải QLVNCH, ai cũng không chịu chiến đấu hoặc hèn nhát. Đó chỉ là thiểu số, vì nếu cứ nghĩ theo người Mỹ nói, chắc VNCH đã bị Hà Nội đô hộ từ lâu đời, chứ không phải tới tháng 4-1975.
Bình Thuận đất rộng người thưa nhưng lại là một địa phương rất phức tạp về sắc tộc và tín ngưỡng. Người Kinh tuy chiếm đa số nhưng phần lớn sinh sống tại thị xã Phan Thiết và các quận phía Nam. Tại bốn quận miền bắc gồm Hòa Đa, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Tuy Phong..gần như là giang sơn của người Tàu-Nùng và người Chàm. Trong tỉnh, ngoài Phật và Thiên Chúa Giáo là hai tôn giáo chính, còn có các tín ngưỡng dân gian như Thờ Cúng Nam Hải Đại Tướng Quân của ngư dân, Thờ Cúng Thầy Chúa trên Đảo Phú Quý, Hồi giáo và Bà La Môn của người Chàm cũng như các tôn giáo Tin Lành, Bà Hai, Cao Đài..Nói chung, trong thời gian làm tỉnh trưởng, Đại Tá Nghĩa dùng quân sự để chống Việt Cộng, Việt Gian và sử dụng tình cảm, ngoại giao, để thu phục lòng người. Nhỡ vậy mà suốt thời gian còn lại của Bình Thuận, coi như không có biểu tình, xuống đường và cảnh đâm sau lưng chiến sĩ như các thời tỉnh trưởng khác, nhất là mấy năm Trung Tá Điệp Viên Bắc Việt Đinh Văn Đệ (1965-1967).
Trong những việc làm đầy ý nghĩa nhất của Chính quyền VNCH lưu lại sau ngày 30-4-1975, ngoài phố xá đẹp đẻ, dân trí được giáo dục mở mang và ngôi trường Trung Học công lập Phan Bội Châu uy nghi nề nếp, còn có hai công trình văn hóa do Đại Tá Nghĩa thực hiện, đó là Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo, đứng trước Tòa Hành Chánh Tỉnh, kế dòng sông Cà Ty. Tượng đài đêm ngày nhắc nhớ dân chúng cũng như quân nhân các cấp, phải trung thành với dân nước, hy sinh cho chính nghĩa quốc gia dân tộc, để không bị cười chê là hạng tiểu nhân, phản bội, thấy lợi đã chạy theo Việt Cộng, hại nước, phản dân, ngàn năm mang tiếng là Việt Gian hèn hạ. Ngôi tượng thứ hai là Tượng Phật Bà Quan Âm, ngự trên đỉnh cao nhất của đồi Bà Nài, kế lầu ông Hoàng, nơi xảy ra mối tình diễm tuyệt của Hàn mạc Tử và Mộng Cầm, một thời hoa mộng. Tượng Phật Bà đứng quay mặt hường về Biển Đông trùng hằng sóng vổ, với đôi mắt nhân từ và bàn tay mở rộng, như hằng sẵn sàng cứu trợ nhân sinh, trong những phút phong ba bảo táp.
Tất cả mọi sự chẳng qua cũng chỉ làm để thu phục nhân tâm, trong một tỉnh mà cộng chung Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian như Đạo thờ Cúng Ong Bà, Thờ Cúng Nam Hải Đại tướng Quân, Thầy Chúa, Lão Giáo, Bà Hai, Cao Đài với số tín đồ chiếm hơn 80% dân số toàn tỉnh, thì cái sự mà Tỉnh trưởng mời phe đối lập như Vũ văn Mẫu, Hồng Sơn Đông, Phật giáo Ấn Quang..tới cắt băng khánh thành hai pho tượng để đời trên, xét cho cùng, là một thái độ khôn ngoan của người chỉ huy toàn tỉnh.
Thế nhưng cũng từ đó, Đại Tá Nghĩa đã bị báo cáo tới Tổng thống Nguyễn văn Thiệu là thiên vị, ngả theo phe Dương văn Minh. Cũng may trong cuộc bầu cử 1971, Tổng thống Thiệu tái đắc cử, tại Phan Thiết, Trương Gia Kỳ Sanh lọt sổ, nhường ghế cho Nguyễn Quốc Biền (công giáo) và Đinh Xuân Dũng (Phật Giáo).nên Đại Tá Nghĩa mới được để yên, và cũng nhờ vậy mà Bình Thuận-Phan Thiết, tiếp tục chiến đấu cùng giặc Cộng, cho tới giờ phút cuối cùng vào ngày 19-4-1975.
Con người trên cõi đời này, có ai dám vỗ ngực nói ta là tốt hay đúng hoàn toàn. Suốt thời gian làm tỉnh trưởng Bình Thuận, Đại tá Nghĩa cũng đâu có ngoại lệ, nên chắc chắn là cũng có lúc sai lầm . Những lời đồn đãi về việc không phát lương cho lính trong tháng 3-1975 hay lớn hơn là chuyện khai quang ủi đất ở Lương Sơn..Nhưng tuyệt đối nói Đại Tá Nghĩa tham nhũng, nuôi lính ma lính kiểng, bán chức quận hay các đơn vị trưởng tiểu đoàn, đại đội..là chuyện khôi hài, kể cả con nít cũng không tin. Vì thời gian 1969-1975, Bình Thuận chống tham nhũng dử tợn. Những Nguyễn Quang Chùy (Trưởng Ty Xã Hội), Thiếu tá Nguyễn Thanh Xuân (Quận trưởng Tuy Phong), Trung Uý Hàng Cà (sĩ quan Ban 4/Chi khu Tuy Phong.) và hằng trăm hằng ngàn những sâu bọ khác bị bứng ghế, vào tù ..đủ nói lên sự cương quyết làm sạch xã hội và guồng máy chánh quyền Bình Thuận. Một cấp chỉ huy bê bối mà dám hành động tày trời như thế, thử hỏi làm sao sống yên với Trúc Viên, Lê văn Tho, Nguyễn Ngọc Hương (Sóng Thần), Phú Ngữ (Điện Tín), Đinh Xuân Dũng (Dân Biểu Đối Lập)..
Theo Đại Tá Nghĩa, thì Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã bắt đầu nghi kỵ Ông từ sau cuộc bầu cử 1971. Chắc là tình hình chính trị càng lúc càng rối ren, nên Tổng Thống phải để yên. Sau này ở Mỹ, khi còn sinh tiền, có lần Tổng Thống Thiệu tới thăm Đại tá Lưu Yểm, tỉnh trưởng Biên Hòa, ở Baloxi-Mississipi, đã tránh né không muốn tiếp Đại Tá Nghĩa. Tóm lại con người có cái nhầm lẩn lớn, là lúc nào cũng tưởng mình hiểu rõ lịch sử, trong khi lịch sử thì ngược lại chỉ là những mơ hồ và huyễn hoặc. Nói đúng hơn, như Alexis Tocqueville nói :' lịch sử đâu có khác chi một cuộc triển lãm, tranh vẽ thì ít , trái lại bản sao và phóng tác thì nhiều. Đó là nơi bất tường của quá khứ. Người ta hay mượn những con số, ngày tháng chính xác, để trộn vào đó những tưởng tượng, rồi kết luận là lịch sử '. Nói cách khác, ngay cả những người có vai trò lớn trong lịch sử, phần lớn ,cũng đều không nói sự thật.. Điển hình là Hồ Chí Minh, Nixon, Kissinger, Bill Clinton..Đọc sử là đọc những sự kiện có rồi, được chép lại, sau khi bị lọc lựa qua lăng kính của thời họ sống. Cho nên khi nói tới một giai đoạn lịch sử, có liên quan tới nhân vật còn sống, rất khó giữ bình tỉnh, để mà nhận định trong lúc bên tai rạt rào những bia miệng bia đời.
Dù gì chăng nửa, trong một xã hội đầy nhiễu nhương loạn lạc. Đội trên, đạp dưới, trí thức mượn đầu heo nấu cháo để vinh thân phì gia. Những cấp chỉ huy củ tại Bình Thuận như Lưu Bá Châm, Đàm văn Quý, Nguyễn Khắc Tuân , Phạm Ngọc Cửu..và nhất là Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, xét cho cùng khi xếp hạng, cũng vẫn tốt hơn hằng trăm ngàn lần, những sâu bọ khác đội lớp người, làm quan, làm tướng, chính khứa, khoa bảng, sư-cha..mà chỉ hại dân, hại nước, khiến cho VN ngày nay, vào thế kỷ 21, mà vẫn còn ngoi ngóp trong vũng bùn ô uế, dưới gót sắt tù gông nô lệ của rợ Hồ.
2-CUỘC DI TẢN CỦA TIỂU KHU BÌNH THUẬN, VÀO NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 4-1975 ,
Ngày 16-4-1975, phòng tuyến Phan Rang vỡ, trước sự tấn công biển người của mấy sư đoàn và tăng pháo Bắc Việt. Các tướng lãnh Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm Ngọc Sang, Đại Tá Nguyễn Thu Lương..cũng như hầu hết các sĩ quan trong Bộ Chỉ Huy/Tiền Phương của QD3, đều sa vào tay giặc tại chiến trường, ngoại trừ Tư Lệnh SD2BB là tướng Trần văn Nhựt, phóng lên máy bay, vù ra tàu HQ đậu ngoài Vịnh Ninh Chữ, nên thoát nạn. Cũng trong ngày, quân Bắc Việt ào ạt theo quốc lộ 1, qua Cà Ná, tiến vào lãnh thổ Bình Thuận. Giờ thứ 25 đã tới, một số quân cán chính Tuy Phong được tàu HQ vớt tại Cà Na. Nói chung, toàn thể quân cán chính bốn quận miền Bắc như Tuy Phong, Hải Ninh, Phan Lý Chàm và Hòa Đa, kể cả Tiểu Đoàn 274/DPQ của Thiếu Tá Xuân, làm Tiểu Đoàn trưởng, đóng tại Cầu Đá Chẹt, cũng rút theo các Bộ Chỉ Huy Chi Khu, tại Phan Rí Cửa. Như vậy từ đó, ranh giới của VNCH và Bắc Việt là Núi Tà Dôn, trên Quốc lộ 1, chạy ra tới quận Hải Long, trên bờ biển Đông. Cũng trong ngày 16-4-1975, chi khu Thiện Giáo do TD230/DPQ của Đại Uý Mai Vi Thành và TD /DPQ của Thiếu tá Tư, cũng được lệnh, rút về gần Phan Thiết. Như vậy Bình Thuận đã bỏ ngỏ 5 chi khu, chỉ còn lại các chi khu Hải Long của Thiếu Tá Hàng Phong Cao, chi khu Hàm Thuận của Thiếu tá Dụng Văn Đối, Xã Phan Thiết của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Hải nhưng quân số vẫn còn nguyên vẹn. Hai BCH/TK, một của Đại Tá Nghĩa, đóng tại Lầu Ông Hoàng, một của Trúng Tá Trí, TKP kiêm Tham Mưu trưởng, đóng tại Duyên Đoàn 28 Phan Thiết. Tại Hàm Thuận, tình hình an ninh khả quan vì Quận Đối đã tổ chức lại các đơn vị DPQ thành Liên Đoàn DPQ.Hàm Thuận, gồm có TD275/DPQ của Thiếu Tá Bình, TD229/DPQ của Thiếu Tá Tiến , các Đại Đội biệt lập và các Liên Đội Nghĩa Quan, các toán Xây Dựng Nông Thôn..đóng rải rác khắp xã ấp, từ Mường Mán về tới chi khu.
Tại Quân Y Viện Đoàn Mạnh Hoạch, nằm trên ngọn đồi sát biển, thuộc ấp Kim Hải, xã Kim Bình, kế phi trường và hải cảng, cũng được các Đơn Vị DPQ. Hàm Thuận và nhất là sự hiện diện của 2 Tiểu Đoàn Biệt Động Quân, thuộc Liên Đoàn 24 BDQ, rút về từ Tiểu Khu Quảng Đức, nằm tại Phi trường Phan Thiết, chờ phương tiện di chuyển về Nam, bảo vệ. Tóm lại, từ đầu tháng 4-1974, Chỉ Huy trưởng QYV/DMH là Thiếu tá Đạm, cùng lúc với Quận trưởng Thiện Giáo là Thiếu tá Lê Văn Thông, bỏ đơn vị , trốn về Sài Gòn, sau đó cả hai, cõng vợ con vàng bạc , đeo máy bay Mỹ di tản sang Hoa Kỳ vào ngày 30-4-1975. Nhưng tình hình Quân Y Viện vẫn không thay đổi, một mặt tiếp tục bổn phận nghề nghiệp, cứu chữa cho các thương bệnh binh, mặt khác tổ chức phòng thủ doanh traị . Đây là truyền thống đã có từ thời Thiếu Tá Lãng, làm CHT , nên trong Tết Mậu Thân 1968, QYV đã chống lại sự tấn công của VC rất hữu hiệu. Từ đầu tháng 4-1975 cho tới khi được lệnh di tản vào sáng ngày 19-4-1975, cơ cấu chỉ tại QYV gồm có : -Đại Uý Y Sĩ Lê Bá Dũng (con của Thầy Lê Bảo, Hiệu trưởng trung học tư thục Bạch Vân), Chỉ Huy Phó/QYV-XLTV Chỉ Huy trưởng. - Đại Uý Y Sĩ Nguyễn Văn Lâm, trưởng Khối Giải Phẫu-XLTV/Chỉ Huy Phó. - Đại Uý Hành Chánh Nguyễn Văn Tư, Trưởng ban tài chánh, kiêm Phát Ngân viên. - Trung Uý Trợ y Tôn Thất Phùng ( PBC 57-64, con Phó TT/BT Tôn Thất Tương). - Trung Uý Phạm Văn Công, sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị..
Bắt đầu ngày 18-4-1975, tình hình Phan Thiết đã hỗn loạn. Quân Bắc Việt từ các hướng, tấn công các Đơn Vị DPQ tại các phòng tuyến trên Liên tỉnh lộ 8, Phú Long..bằng biển người và tăng pháo hiện đại của Nga-Tàu và khối cọng sản Đông Âu. Trong lúc đó Bình Thuận chỉ có các Đơn Vị Địa Phương Quân-Nghĩa Quân-Cảnh sát Dã Chiến và Xây Dựng Nông Thôn, không có pháo binh, không yểm. Tàu Hải Quân của Bộ Tư Lệnh Vùng 2 Duyên Hải , do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh làm tư lệnh, chạy đầy ngoài biển nhưng cũng không thể nào yểm trợ hải pháo cho quân bộ bên trong, vì nước cạn và tàu thì không dám cặp sát bờ, sợ bị bắn trúng như tại Biển Cà Ná ngày 16-4-1975.
Do tình hình trên, lần lược các phòng tuyến đều vở, BCH/TK của Đại tá Nghĩa phải bỏ Lầu Ông Hoàng, rút theo bờ biển từ Phú Hài về Thương Chánh và được một ghe đánh cá chở ra chiến hạm. Trung Tá Trí thì rút theo Duyên Đoàn 28, còn Phó Cửu, Trung Tá Mai Lang Luông và các viên chức hành chánh, cũng được một tàu đánh cá dân sự, chở thẳng tới Vũng Tàu. Riêng chiếc trực thăng của Đại Tá Nghĩa, đã được viên phi công lái giùm về Sài Gòn, vào ngày 17-4-1975, để kịp thời gian di tản ra hạm đội Hoa Kỳ. Còn Chi Khu Hải Long của Thiếu Tá Cao cũng rút bằng tàu. Các Đơn vị DPQ phòng thủ trong thị xã như DD206 Thám Sát Tỉnh Của Đại Uý Lê Văn Trò, DĐ948 của Đại Uý Mai Xuân Cúc, khi VC tràn ngập Tiểu Khu và Tòa Hành Chánh Bình Thuận, đã được Thiếu Tá Cư, Yếu Khu trưởng yếu Khu Phan Thiết, cho lệnh lội băng sông Cà Ty, tìm cách tập trung tại Bến Tàu Kim Hải, để các chiến hạm Hải Quân , chở về Nam.
Tóm lại dù quân Bắc Việt, đã làm chủ Thi Xả Phan Thiết, đêm 18-4-1975 nhưng giặc vẫn không dám tấn công lên Phi trường, Bến Tàu và QYV, vì tại khu vực này, có rất đông các Đơn vị DPQ và 2 Tiểu Đoàn BDQ, cũng như hằng chục chiến hạm xuôi ngược ngaòi khơi. Lúc 8 giờ sáng ngày 19-4-1975, một phản lực cơ A 37, từ Biên Hòa ra bỏ bom đánh sập các cây cầu trên sông Mường Mán . Nhưng phi cơ đã lạc mục tiêu, bom bỏ nhằm khu vực dân cư tại Phố Gia Long-Ngô Sĩ Liên và Nguyễn Tri Phương, làm hư hại nhiều nhà của dân chúng.
Ngày 19-4-1975, lúc 8 giờ sáng, Đại Uý Lê Bá Dũng nhận được lệnh di tản, nên cho phép các quân nhân dưới quyền được tuỷ tiện. Riêng toàn bộ Chỉ Huy/QYV đều xuống tàu, di tản vào Nam. Buối sáng nước thủy triều xuống, nên các Chiến hạm HQ phải đậu ngoài xa nhưng đã thả rất nhiều Tàu Há Mồm LCM vào bờ chở các Đơn Vị. Loại LCM này có thể chở tới hai Thiết vận xa M113, nên công tác chuyển quân hoàn tất lúc 11 giờ sáng cùng ngày. Sau đó, tất cả LCM và Chiến hạm HQ rút ra khơi để đợi lệnh, tới 2 giờ trưa ngày 19-4-1975, thì khởi hành về Vũng Tàu. Như vậy, tại Bình Thuận, cuộc di tản, dù trong giờ thứ 25 nhưng nhờ có tổ chức và trật tự, nên đã thành công tốt đẹp. Các Đơn vị DPQ/Bình Thuận, ngoài Liên Đoàn Hàm Thuận của Quận Đối, di tản đường bộ tới Bình Tuy, hầu hết đã tập trung và được Hải Quân Vùng 2 Duyên Hải, chở tới Vũng Tàu vào lúc 2 giờ khuya, ngày 20-4-1975. Tại Bến Đính, Đại Tá Thị trưởng Vũng Tàu là Vũ Duy Tạo ra đón và ngay trong đêm, quân xa đã dưa về Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp, để bổ sung và tái trang bị, tiếp tục chiến đấu khắp các mặt trận tại tỉnh Phước Tuy, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi Dương Văn Minh, dùng quyền Tổng thống và Tổng Tư lệnh Quân đội VNCH, bắt buộc mọi cấp đầu hàng giặc. Từ đó QLVNCH nói chung và người lính DPQ/Bình Thuận mới rã ngủ.
Trong cuộc di tản tháng 4-1975 tại Bình Thuận, làm sao mà quên được một trái tim vĩ đại, đó là Linh Mục Joe Delvelin, người đã dẫn dắt Đoàn con chiên Việt Kiều, từ đất Chùa Tháp về Bình Thuận, vào năm 1970, khi bị dân Kampuchia cáp duồn tận tuyệt.. Từ đó, đồng bào được định cư tại Ấp Bình Tú, kế phi trường Phan Thiết. Riêng Linh Mục Joe, sống thanh bạch với con chiên, trong một căn nhà gỗ tiền chế, thanh bạch. Và dù có một Trung Đội Nghĩa Quân bảo vệ Ấp nhưng suốt thời gian bao năm, VC vẫn không tha kẻ tu hành, bởi vì ông là người Mỹ, nếu bắt được, thì tha hồ mà đánh đối với chính phủ Hoa Kỳ. Vào những ngày cuối cùng, Linh Mục Delvelin, đề nghị với Đại tá Nghĩa, di tản bằng đường bộ, từ Phan Thiết về Sài Gón nhưng bị từ chối vì không thể nào thực hiện được, khi VC đã bít rừng lá, còn Xuân Lộc thì đang đại chiến long trời lõ đát , từ ngày 8-4-1975. Những ngày chót, Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn, ra lệnh cho cố vấn Mỹ ở Phan Thiết là Phillip Cook, phải đem cha rời khỏi chiến trường , cùng lược với các cố vấn của Tiểu Khu. Nhưng vị Linh mục này nhất định không chịu bỏ đám con chiên khốn khổ của mình lại Bình Tú, cuối cùng Người Mỹ phải dùng bạo lực mới đem được cha lên máy bay. Tại Sài Gòn, cha bỏ trốn khỏi Tòa Đại Sứ, đi kiếm các lực lượng của Tiểu Khu Bình Thuận, nhờ guíp các con chiên của mình còn bị kẹt trong vùng giặc chiếm. Ngày 30-4-1975, Toà Đại Sứ phải tìm kiếm khắp nơi, mới chở Cha về Mỹ. Nhưng rồi Ông lại xin Chính Phủ, cho trở qua Thái Lan, phục vụ Trong Trại Tị Nạn Cọng Sản của Người Việt tại Sông Khai. Tại đây, Cha đã hết lòng bênh vực Người Việt tị nạn, chống lại sự đàn áp của bọn Thái Lan. Đến khi sức khỏe quá suy yếu, cha mới chịu về lại Hoa kỳ và qua đời tại quê hương là Tiểu bang Utah.
3-BÌNH THUẬN, TIỀN RỪNG-BẠC BIỂN :
Xưa nay, khi nhắc tới tỉnh Bình Thuận, mọi người hay dùng cụm từ ngữ ' Tiền Rừng-Bạc Biển ', ngụ ý nói về một vùng đất giàu có về tiềm năng ngư nghiệp, hải sản và nghề làm nước mắm cá biển, nổi tiếng ngay từ hồi Pháp thuộc.
Theo lời Đại tá Ngô Tấn Nghĩa cho biết, Bình Thuận ngoài tiềm năng ngư nghiệp trên, còn làvùng đất có hai tài nguyên quý hiếm, đó là Vàng Chìm trong Biển và Dầu Hoả ở gần thềm lục địa Phan Thiết. Giữa năm 1974, có hai người tên là Charles Bauduoin (hay Charles Đức, một Pháp kiều gốc Việt) và người khác tên Allan Pang (Một Sĩ quan Nhật, gốc Đại Hàn). Theo Pang, trong Đại chiến thứ 2, Nhật đã vơ vét vàng bạc của các nước Á Châu, trong đó có Đông dương thuộc Pháp. Tất cả của cải cướp đoạt này, Nhật đem nấu và nguỵ trang thành những sợi lòi tói, sơn màu hắc in, để trên tàu và chở về Nhật Bổn. Đoàn tàu gồm 18 chiếc ra khơi, nhưng bị gián điệp Đồng Minh phát hiện, gọi phi cơ Mỹ tới đánh bom, chìm tất cả từ biển Bình Tuy ra tới Nha Trang. Cũng theo Pang, thì trong khu vực tỉnh Bình Thuận, có ít nhất 8 chiếc tàu chở vàng bị chìm. Vì không dám cho Hải Quân biết, nên những người đi mò vàng chỉ mướn các thợ lặn, nên đầu năm 1975 chỉ mới tìm được xác một con tàu nhưng không có vàg mà chỉ thấy những thùng chưa chất hàn Antimoine. Điều này cho thấy những lời đồn đại , có thể là thật nhưng vàng thì biết đâu mà mò. Có điều sau ngày 30-4-1975, Bắc Việt hoàn toàn làm trùm cả nước, thì Charles Đức vẫn ở lại và hợp tác với giặc, nên được Mai Chí Thọ, em ruột Lê Đức Thọ, lúc đó là trùm Công An, nên ban phát cho Charles Đức rất nhiều quyền hành, kể cả việc đưa nhà hàng nổi Mỹ Cảnh về làm ăn tại bến Sài Gòn. Sauk hi Mai Chí Thọ bị hạ bệ, Đức cũng theo chủ chìm xuồng. Nhưng việc tìm vàng dưới biển, không biết đã tới đâu vì hoàn toàn bí mật. Có điều bao năm qua, trên biển Đông, nhất là ngoài hải phận từ Nha Trang về Bình Tuy, không lúc nào vắng bóng những con tàu của người Nhật và nhiều nước khác, mượn cớ khảo cứu đáy đại dương nhưng thực chất, ai biết được chúng làm gì. Mới đây, ngư dân Tuy Phong đã phát hiện được một chiếc tàu chìm ngoải khơi , gần Phú Quý, đã trục vớt, tìm thấy nhiều cổ vật giá trị của Trung Hoa, từ thòi nhà Minh..Cổ vật được Việt Cộng Bình Thuận, cũng như Trung Ương , chia chác đem bán cho ngoại quốc, trong đó có Anh, Úc và Hồng Kông. .mà báo chí khắp nơi đều nhắc tới.
Đầu năm 1973, khi hiệp định Ba Lê sắp ký kết, thì Paul Van, Cố vấn trưởng của Mỹ tại QD2, có gởi tới Bình Thuận một đoàn chuyên gia khai thác dầu hoả, từ Mỹ tới Bình Thuận, để lập kế hoạch tìm dầu cũng như thiết lập một xưởng lọc dầu ngay tại Phan Thiết. Sau đó, các huyên gia cho biết . biển Phan Thiết có mỏ dầu nhưng số lượng dự trữ quá ít, không có đủ tiềm năng để tục hiện thị trường kinh tế. Rồi thì Paul Van tử nạn máy bay, Nixon từ chức Tổng thống Mỹ vì bị tố cáo nghe lén điện thoại của đảng dân chủ..khiến cho kế hoạch bị chìm xuồng, theo với sự sụp đổ của VNCH ngày 30-4-1975.
Năm ngoái, VC tuyên bố đả tìm thấy gần bờ Phan Thiết bốn mỏ dầu lớn, trong đó hai mõ đã bán cho công ty dầu Chevron của Mỹ khai thác. Mới đây lại nghe tin, VC sắp bán đứt đảo Phú Quý, cho các đại công ty da trắng, để biến nơi này thành một hải cảng quốc tế. Tin này rất phù hợp với nguồn tin của VC sắp lập một thành phố trên biển. Dù gì chăng nửa, thì Đảo Trường Sa hiện nay thuộc Huyện Phú Quý của Tỉnh Bình Thuận . Do trên VC hiện di chuyển rất nhiều súng đạn ra hải đảo, coi như một hậu phương yểm trợ trực tiếp cho Trường Sa. Nên nguồn tin sẻ đuổi hết dân chúng về đất liền, có thể là thật, vì VC chuyện gì cũng dám làm. Bình Thuận tiền rừng, bạc biển, dù có là chuyện thật, thì ba trăm năm qua, người dân nghèo cũng đâu có hưởng được chút gì, ngoài nhục, hận và máu lệ.
Sau ngày 30-4-1975, hầu hết quân công cán cảnh mọi cấp dều vào tù. Riêng những sĩ quan trong BCH tại QYV cũng không ngoại lệ. Các Đại Uý Lê Bá Dũng, Trung Úy Công học trên 5 năm , nên sau đó được sang Mỹ bằng HO. Đại uý Nguyễn văn Tư chết trong trại Kà Tót, chung với Trung Uý CTCT.Tôn Thất Ái, là anh ruột của Trung Úy Trợ y Tôn Thất Phùng.
Phùng học hai năm, trở về Phan Thiết thì nhà tan cửa nát, anh em cha mẹ cũng không còn. Chán đời nên Tôn Thất Phùng, cạo đầu vào tu tại Chùa Vạn Thiện từ đó tới nay. Bạn bè bên Mỹ duy nhất, chỉ còn Phạm văn Công, lâu lâu gửi về chút tiền còm, đủ mua vải và kim chỉ may áo cà sa . Đời lính là vậy đó, nên kể làm sao cho hết nổi đoạn trường ?
Mường Giang
No comments:
Post a Comment