Chiếc cầu tàu dài bằng gổ thông cũng ngả màu xám đục, nằm phía trên mặt nước khoảng vài gang tay, bên hông một vài vỏ xe và những cuộn dây thừng làm vật đệm cho tàu cập bến. Tiếng đưa kẽo kẹt lung linh phãn hồi theo dòng nước, những ngọn gió nhè nhẹ kéo về từ đèo Hãi Vân theo sóng nước về đây từng chập, phía trên ôm theo sườn núi, con đường tráng nhựa đen, những hơi nóng bóng loáng trên đường của buổi trưa, không xa là lối lên núi của đài kiễm báo Sơn Trà ngự trị tại vùng này không biết từ bao giờ hướng về phương Bắc cảnh báo không phận và gìn giữ cho an sinh của miền Nam.
Bên tay phải cây cầu này là Bộ Chỉ Huy Sở Phòng Vệ Duyên Hải, Nha Kỹ Thuật, sau những chuyến công tác xâm nhập miền Bắc Việt Nam giờ đây yên lặng và nhộn nhịp hẵn lên với những chuyến xe Jeep chạy thật nhanh vào xế chiều, đầy nhóc những anh em Biệt Hải từ Hoàng Sa và Trường Sa mới về, một số băng bó trên người mang những thương tích trong trận kịch chiến với Hải Quân Trung Cộng từ những hòn đảo xa vừa về.
Phía cuối con đường nhìn về những dãy trường sơn đâm ra biễn trùng điệp, là Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng 1 Duyên Hải, một mình một cỏi, phía bên phải của con đường trước khi đến bải biễn Tiên Sa nhìn về phía đồi hoa Sim là doanh trại Biệt Hải. Những tóan Hải kích một thời chế ngự các mật khu đường biển khắp mọi miền đất nước.
Đối diện với cầu tàu, băng qua đường là nơi đồn trú của Đoàn Công Tác 72 Nha Kỹ Thuật vì triền núi dốc thẵm mới nhìn vào như lối kiến trúc 2 tầng. Cột cờ ngay cổng bước vào cũng là nơi tập họp điểm danh và chào cờ, phía tay phải dẫy văn phòng các ban tham mưu, phía sau là khu truyền tin với những cột antenna dù căng cao, trên đồi cao phía sau Đoàn là bải đáp trực thăng, cho các Toán xâm nhập hành quân, bên tay trái dãy nhà tiếp liệu ban 4, nơi trang bị và tiếp liệu cho các toán Công Tác xâm nhập, trên cao sau con đường dốc là Câu lạc bộ và cạnh đó cũng là nơi phòng ngủ của các Liên Toán Trưởng và Sỉ Quan tham mưu trong đoàn, dẫy nhà kế tiếp nơi phòng ngủ của các Toán Trưởng kế tiếp là Bệnh Xá của Sở Công Tác, bên cạnh có một cái miếu có ghi tên cửa các Chiến Sĩ Biệt Hải đã Hy Sinh khi thi hành Công Tác tại miền Bắc.
Đối diện phía dưới là phòng ngủ của các toán chính giữa khu với dãy nhà tiếp liệu là khu giặt đồ với một hồ nước thật lớn một ngưòi đàn ông trạc tuổi ủi áo quần và một cháu gái phụ giúp giặt giũ. Đằng sau dẫy phòng của anh em Toán là khu gia binh .
Sau những chuyến công tác dài trút bò những nặng nhọc từ balô, súng, dây đạn, áo mưu sinh, đồ xâm nhập, giày map, dội vào người một nón sắt nước lạnh từ thùng phuy xăng loại 50 gallons cắt miệng, nước lạnh và đục màu rong phía đáy, mùi nước suối núi Sơn Trà, dư âm của rừng rú dội vào người như trút bỏ mọi hiễm nguy sau lưng, bỏ lại rừng hoang với tiếng chim kêu buổi sáng, tiếng côn trùng gào thét suốt đêm thâu, tiếng súng A.K tín hiệu liên lạc của địch quân, và cuối cùng là tiếng động cơ trực thăng theo gíó đưa về trong những ngày triệt xuất, tiếng hò hét của địch quân tràn xuống sườn đồi cố bắt sống Toán và cuối cùng tất cả đều bỏ lại sau lưng trở lại căn phòng nhỏ bé này và cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Và ..... cuộc đời vẫn tiếp tục trôi vô định.
Phụ trách Quân Sự tình báo chiến lược Quân Khu 1 , trách nhiệm 3 đoàn công tác 11, 71 và 72 , tin tức và lệnh hành quân trực tiếp từ phòng 3 hành quân Quân Khu 1, thời gian này do Trung Tướng Ngô Quang Trưỡng làm tư lệnh. Các Phi Đoàn trực thăng 253, 239, 233 và 213 Phi Đoàn quan sát 110 và 120 thời gian này phi đoàn 219 đồn trú ở Nha Trang .
Hành quân tiêu chuẩn cho Quân Đoàn 1 là 10 ngày và lương thực mang theo là 15 ngày vì thời tiết xấu quanh năm, đôi lúc trong một ngày chỉ có 1 giờ đồng hồ thời tiết khả dĩ để đổ và bốc toán, sau đó mây mù lại kéo vào và tất cả phi hành đoàn phải chờ đến ngày hôm sau.
Các Liên Toán Trưỡng thường theo học các khóa Sĩ Quan Tiền Không Sát và đi bay với Phi Cơ Quan Sát, trách nhiệm tìm bải đáp để thả và bốc toán, hướng dẫn phi hành đoàn trực thăng vào vùng, liên lạc trực tiếp với Chỉ Huy Trưỡng Đoàn hoạc trưởng ban 3 hành quân để nhận lệnh, tùy theo khu vực hành quân đơn vị có thể dùng một đỉnh núi cao dùng làm đài tiếp vận để liên lạc với phi cơ và liên lạc với Toán trong vùng hành quân.
Thức ăn gồm gạo sấy mỗi ngày 3 bịch, 1 bịch nhỏ cho buổi sáng và 2 bịch lớn còn lại cho buổi trưa và buổi chiều đó là cấp số nhưng thường chỉ ăn 1 bịch lớn cho một ngày, số gạo và thức ăn dư đem đổi lấy thuốc lá, tiền cafe hoạc tiền mặt, thức ăn gồm những thịt gà hộp và mang ra để làm chà bông mang cho nhẹ vì phải mang thức ăn 15 ngày không tiếp tế, phụ trội thêm là cá lòng tong khô, loại cá của ngưòi Đại Hàn ăn rất phổ thông và nhẹ nhàng mang theo hành quân trong túi quần mưu sinh lúc nào củng có bịch gạo sấy và bao cá khô này .
Doanh trại Đoàn 72 nằm trên sườn đồi nhìn về biễn Đà Nẵng, trên đồi nơi bãi đáp trực thăng, nhìn qua đèo Hải Vân và đường bay xuyên qua vùng lữa đạn, Thường Đức, Nông Sơn, đỉnh 1062, đỉnh Đồng Đen, đỉnh 1192 và thẳng về hướng tây là biên gìới Lào, vùng tữ địa với dãy Trường Sơn trùng điệp và cũng là nơi những nhánh đường xâm nhập và những căn cứ địa của Cộng Sản Bắc Việt, căn cứ địa 604, 611, 607 và 609 gần Kontum trên đường 92 xuyên qua Lào và đến những nơi xuất phát xâm nhập miền nam từ Vinh, Quảng Bình của Bắc Việt Nam.
Năm 1974 tình hình chiến sự trong vùng gia tăng mạnh mẽ Cộng Quân tràn ngập quân số hàng Sư đoàn với những căn cứ phòng không thiết trí hiện đại nhất trong cuộc chiến Việt Nam, khu vực này chiến lược quyết định cho vận mạng của Cao Nguyên và kết thúc chiến trường Việt Nam cho những ai thống lĩnh khu vực này .
Quân số mỗi Đoàn công tác gồm có 9 toán công tác, chia làm 3 Liên toán và mổi liên toán có 3 toán Thám sát. Thời gian hành quân của mổi Toán là 10 ngày với 5 ngày dự bị cho thời tiết xấu khi chờ đợi tìm bãi khi triệt xuất , trong những mục tiêu đặc biệt toán cần thêm thời gian để di chuyễn, những công tác đặc biệt chu kỳ công tác là 20 ngày và 5 hay 7 ngày dự bị, trường hợp này toán mang theo trang bị và thức phẩm trong những thùng đặc biệt plastic màu đen và tàng trữ và chôn dấu khi xuống bải và số nhân viên toán củng gấp đôi là 12 người, trang bị toán và mọi thứ cần thiết để xâm nhập, nhưng thiết yếu vẫn là vấn đề thời tiết , đôi lúc Toán phải chờ cả tuần lễ hoạc 10 ngày mới xâm nhập vì thời tiết xấu, mây mù quanh năm. Núi rừng Trường Sơn trùng điệp mây mù quanh năm chiều về khi mặt trời xuống, khí lạnh kéo vào ngay, đôi lúc phải mặc thêm áo quần nhái ( thermal) bên trong để giử hơi ấm và là bộ áo quần duy nhất trang bị trong suốt thời gian hành quân cho dù 10 hay 20 ngày.
Sau ngày ngưng bắn tháng 1 năm 1973, quân lực Hoa Kỳ đã rút khỏi chiến trường Việt Nam, những yễm trợ về không quân như Phi Cơ Phản Lực chiến đấu không còn nửa, những gunship loại bán phản lực Cobra củng vắng bóng và không lực di chuyển và yễm trợ phải xử dụng cơ hửu và bằng mọi cách phải Xâm Nhập toán vào vùng, củng như khi triệt xuất với những trang bị hỏa tiển tầm nhiệt loại mới và hệ thống phòng không với Đại Liên phòng không 37mm và 12.7 mm, và những bải đáp do cộng quân thực hiện và phục kích toán ngay tại bải đáp, những Trực Thăng thả toán tránh né những đường bay lữa đạn trong giai đoạn này thật cam go và nhiều thử thách khi thả và bốc toán.
Sau tháng 30 tháng 4 năm 1972 cơ quan MACV-SOG chính thức ngưng các hoạt động trên chiến trường Việt Nam. Các toán nhảy Nha Kỹ Thuật tự lực cánh sinh và trong thời gian sau ngưng bắn tháng giêng năm 1973, sự hiện diện của các hoạt động quân sự của Việt Cộng gia tăng, các đoàn Công Tác và Đoàn Liên Lạc chịu trách nhiệm cho 3 quân khu 1,2 và 3 hành quân liên tục cho đến 30 tháng 4 năm 1975
Chuyen Tau Hoang Hon - Giao LinhSau ngày ngưng bắn tháng 1 năm 1973, quân lực Hoa Kỳ đã rút khỏi chiến trường Việt Nam, những yễm trợ về không quân như Phi Cơ Phản Lực chiến đấu không còn nửa, những gunship loại bán phản lực Cobra củng vắng bóng và không lực di chuyển và yễm trợ phải xử dụng cơ hửu và bằng mọi cách phải Xâm Nhập toán vào vùng, củng như khi triệt xuất với những trang bị hỏa tiển tầm nhiệt loại mới và hệ thống phòng không với Đại Liên phòng không 37mm và 12.7 mm, và những bải đáp do cộng quân thực hiện và phục kích toán ngay tại bải đáp, những Trực Thăng thả toán tránh né những đường bay lữa đạn trong giai đoạn này thật cam go và nhiều thử thách khi thả và bốc toán.
Sau tháng 30 tháng 4 năm 1972 cơ quan MACV-SOG chính thức ngưng các hoạt động trên chiến trường Việt Nam. Các toán nhảy Nha Kỹ Thuật tự lực cánh sinh và trong thời gian sau ngưng bắn tháng giêng năm 1973, sự hiện diện của các hoạt động quân sự của Việt Cộng gia tăng, các đoàn Công Tác và Đoàn Liên Lạc chịu trách nhiệm cho 3 quân khu 1,2 và 3 hành quân liên tục cho đến 30 tháng 4 năm 1975
Neo Duong Ky Niem / Giao Linh
Cho Nguoi Vao Cuoc Chien / Hoang Oanh 123
Qua những tài liệu phổ biến về các đơn
vị nhảy toán của Nha Kỹ Thuật về sự hình thành, chuyện kể về những
chuyến công tác và đây là tài liệu nói về căn bản đời sống của nhân viên
nhảy toán.
Sau 30 tháng 4 năm 1972 đơn vị Nha Kỹ
Thuật chính thức hoạt động độc lập và không có sự yễm trợ của Hoa Kỳ.
Cùng trong thời gian này các PT (Duyên tốc Đỉnh) của Sở Phòng Vệ Duyên
Hải không còn những công tác xâm nhập miền Bắc, lực lượng Hải Tuần trở
về với Bộ Tư Lệnh Hải Quân, các Tóan Hải Kích sát nhập vào các căn cứ
Hải Quân và tiếp tục công tác cho đến 30-4-1975. Phi đòan 219 trực thăng
thả Tóan về tại Nha Trang và các Phi Đòan Trực Thăng trực thuộc các
quân đòan trong vùngyễm trợ trong các công tác thả tóan xâm nhập.
Sở Liên Lạc gồm có 3 Đoàn Liên Lạc:
Dây Stabo trang bị cho công tác từ 3 đến 5 ngày hành quân
Trang bị Toán Biệt Kích, Car15 Ống phóng, Máy PRC9, PRC77, máy cấp
cứu URC10, máy chụp hình PENN, Địa bàn, Panel, Kiếng chiếu, Strobe
Light, lựu đạn, Khoen chử D, Flair gun
Đời sống trong
rừng mỗi ngày trôi qua thật nhanh, buổi chiều khi mặt trời lặn màng đêm
buông xuống thật nhanh, vì núi rừng và cây cao che phủ, ban đêm tối dầy
đặc vì không có ánh sáng đèn của thành phố phản chiếu lên nền trời, một
màu đen và thật tối, ánh đèn dạ quang từ đồng hồ và địa bàn đeo tay thật
sáng và tất cả đều nằm phía trong cánh tay áo và được gài nút cẩn thận
thêm một vòng băng keo đen cho chắc chắn, núi rừng Trường Sơn miền trung
trên độ cao nên ban đêm rất lạnh, đa số phải mang theo áo "Nhái" loại
thermo để giữ ấm, vì ngủ trên mặt đất và chỉ một bộ áo quần mang trên
người, chiều xuống sau khi mặc áo Nhái bên trong, tay áo phủ kín và cổ
găng tay nằm phía trong tay áo, củng như cổ áo gài nút cẩn thận và khăn
tam giác phủ kín cổ phòng ngừa vắt, ve và những côn trùng, khi ngủ không
bao giờ cởi giầy vì khi hữu sự sẻ không kịp giờ mang vào và cổ chân bao
kín như cổ tay cùng một mục đích ngừa ve, vắt và côn trùng, 10 ngày
hành quân chỉ một bộ áo quần và nhiều khi không thay vớ, may mắn vào mùa
khô, còn về mùa mưa, đôi lúc không giám cởi giầy vì da chân ngấm ướt và
vỡ nứt phía trong nên để yên không mở ra là tốt nhất.
Ban đêm trong rừng khi chiều xuống ánh
nắng mặt trời vừa chấm dứt, một bản nhạc rừng đêm nghe suốt đêm, hình
như con gì củng kêu, tiếng trầm, bổng, tiếng nỉ non côn trùng, tiếng ve,
âm thanh như một ban nhạc với hàng ngàn nhạc cụ trỗi lên cùng lúc cho
đến sáng.
Khi bình minh ló dạng bổng dưng tất cả
tiếng ồn ào của ban đêm chợt ngưng trong giây phút và tiếng chim hót đủ
loại, như hai ca làm, ban ngày và ban đêm, ca ban đêm vừa về có ca ban
ngày thay thế ngay, mặt trời vừa ló dạng củng là thời gian Toán chuẩn bị
di hành cho một ngày mới, buổi sáng sau khi dọn dẹp thật nhanh, anh em
chia nhau làm vệ sinh, dọn dẹp, xóa dấu vết, cuốn mìn gài Claymore, uống
vội ngụm cafe sáng, đổ nước vào bao gạo sấy trong ngày, nhân viên
truyền tin và trưởng toán chuẩn bị liên lạc khi tiền không sát lên vùng,
tiền đạo nhận lệnh toán trưởng cho đường đi của một ngày mới và chuẩn
bị di chuyển tiếp tục trong vùng hành quân.
Mùa mưa hành
quân mang nhiều kỹ niệm của vùng núi rừng Trường Sơn, khu vực cao và
lạnh quanh năm, mùa mưa thêm vào cái ướt, những hoạt động địch củng như
ngưng đọng trong mùa mưa, anh em Toán biết trước sẻ không có máy bay
triệt xuất và thường thì trùm Poncho nghe mưa rơi và hứng nước mưa cho
đầy các bi đông, tiếng nước rơi theo gió và lá cây đổ xuống, pha một ly
càfe loại bột thật nóng trong cái Ca sắt, hút một hơi Basto xanh và hai
anh em Toán chia nhau ngụm cafe và điếu thuốc, nhìn khói thuốc bay quyện
thấp lững lờ không lên cao vì khí lạnh, hơi thở khói nóng và khói
thuốc, đôi mắt ưu tư cho ngày về vô định và xung quanh bao trùm hơi
nước, hơi lạnh và tâm tư riêng của cuộc đời nhảy Toán, đôi giày ướt
trủng, những da chân phía dưới nứt nẻ và đôi vớ nhiều ngày còn yên trong
giày. Những con chim rừng tắm gội mưa tung tăng những lá cây thật xanh
và thật sạch. Tâm tư người nhảy toán củng đang chờ đợi một ngày mới và
một ngày sau cơn mưa rừng.
Trang Bi toán Sở Công Tác và Sở Liên Lạc / Nha Kỹ Thuật / BTTM /QLVNCH
Toán FOB1 / CCN
- Đoàn 1 tăng phái cho Quân Khu 3
- Đoàn 2 và Đoàn 3 tăng phái cho Quân Khu 2
Toán chuẩn bị xâm nhập trên H34
Mỗi Đoàn Công Tác và Liên Lạc có 3 Liên Toán mỗi Liên Toán có 3
Toán và mỗi toán có 12 ngưòi gồm một Toán trưởng một Toán phó và 10
Chuyên viên, các Trưởng Toán thường là Sĩ quan và chuyên Viên là Hạ sĩ
quan tuy nhiên có vài trường hợp chuyên viên là binh sĩ được cãi tuyễn
từ các đơn vị Dân Sự Chiến Đấu "Biệt Kích Quân" và họ có rất nhiều kinh
nghiệm trong những chuyếến xâm nhập. Ngoài ra toán công tác có thể 6
ngưòi hoạt it hơn trong những mục tiêu ngắn hạn và dễ dàng trong việc
thám sát hơn .
Biệt Kích Quân với Car15 Ống Phóng trang bị xâm nhập
Thời gian hoạt động của mỗi chuyến công tác là 10 ngày cho các Toán thuộc Sở Công Tác trường đặc biệt trong những công tác cần thời gian xâm nhập lâu hơn là 15 hoặc 20 ngày cho những mục tiêu và công tác đặc biệt thời gian có thể tăng 15 cho đến 20 ngày
Triễn Lãm Vũ Khí xử dụng của Special Operations tại Fort Bragg Căn cứ LLDB Hoa Kỳ
Mìn Định hướng Claymore
Địa Bàn
Trang Bị Biệt Kích Nha Kỹ Thuật
No comments:
Post a Comment